KẾ HOẠCH Thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng năm 2019

 PHÒNG GD&ĐT BÌNH LIÊU

TRƯỜNG MẦM NON THỊ TRẤN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

Số: /MNTT

TT Bình Liêu, ngày 09 tháng 01 năm 2019

KẾ HOẠCH

Thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng năm 2019

Căn cứ Kế hoạch số 10/KH - UBND ngày 02/01/2019 của Ủy ban nhân dân Bình Liêu về công tác phòng, chống tham nhũng huyện Bình Liêu năm 2019, Trường Mầm non Thị trấn xây dựng Kế hoạch thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng năm 2019 như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Nâng cao nhận thức của toàn trường về ý thức, trách nhiệm, đạo đưac nghề nghiệp và quyết tâm của cán bộ, giáo viên, nhân viên trong công tác phòng chống tham nhũng.

- Ngăn chặn, phòng ngừa, phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi tham nũng trong trường, đảm bảo mọi hoạt động trong trường đều công khai, minh bạch, góp phần sử dụng có hiệu quả các nguồ lực phục vụ cho phát triển giáo dục.

- Tiếp tục nâng cao trách nhiệm trong việc quán triệt, thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phòng chống tham nhũng của người đứng đầu nhà trường và dội ngũ cán bộ, đảng viên, viên chức, người lao động trong trường.

- Khắc phục những hạn chế, yếu kém, đề cao công tác tự kiểm tra việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng, từng bước ngăn chặn đẩy lùi tham nhũng, lãng phí.

2. Yêu cầu

- Cụ thể hóa các nhiệm vụ, biện pháp phòng, chống tham nhũng trong công tác quản lý của nhà trường theo quy định của pháp luật, thể hiện rõ nội dung, các biện pháp phòng ngừa, đối tượng chủ trì và thời gian tổ chức thực hiện.

- Thực hiện nhiệm vụ, biện pháp phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí phải được thực hiện đồng bộ lãnh đạo nhà trường đến cán bộ, viên chức, người lao động trong toàn trường; kịp thời phát hiện, xửa lý nghiêm các hành vi tham nhũng; gắn nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí với việc thực hiện nghị quyết Trung ương 4, khóa XII về tăng cường xây dựng chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ và Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”

II. NỘI DUNG

1. Quán triệt, tuyên truyền, phổ biến giáo dục về văn bản Luật và văn bản pháp quy của Nhà nước trong công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí

Tổ chức tuyên truyền, phổ biến quán triệt đầy đủ về các văn bản pháp luật, về đường lối, chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước và các văn bản mới có liên quan như: Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005, được sửa đổi, bổ sung năm 2007, 2012; Nghị định số 59/2013/NĐ-CP ngày 17/6/2013 quy định một số điều chi tiết về Luật phòng, chống tham nhũng; Nghị định số 107/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định xử lý trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách; Thông tư số 08/2007/TT-BNV ngày 01/10/2007 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện Nghị định 107/2006/NĐ-CP; Nghị định số 158/2007/NĐ-CP ngày 27/10/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định danh mục các vị trí công tác và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác với cán bộ, công chức, viên chức; Quyết định số 03/QĐ-BNV ngày 26/02/2007 của Bộ Nội vụ về việc ban hành quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong bộ máy chính quyền địa phương; Thông tư số 08/2013/TT-TTCP ngày 31/10/2013 của Thanh tra Chính phủ hướng dẫn thi hành các quy định về minh bạch tài sản, thu nhập; Chỉ thị số 33-CT/TW ngyaf 03/01/2014 của Bộ Chính trị về về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc kê khai và kiểm soát việc kê khai tài sản; Những nội dung cơ bản của Công ước của Liên hiệp quốc về phòng, chống tham nhũng và Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng đến năm 2020; Các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan dến công tác phòng chống tham nhũng: Luật Khiếu nai, Luật Tố cáo, Luật Thanh tra, Luật Thực hành tiết kiệm chống lãng phí, Luật cán bộ, công chức, Luật viên chức...

2. Thực hiện các quy định về công khai, minh bạch theo Thông tư số 36/2017/TT- BGDĐT ngày 28/12/2017của Bộ GD&ĐT; Công khai, minh bạch các hoạt động mua sắm tài sản công và sử dụng ngân sách nhà nước, các định mức tiêu chuẩn, quy định của nhà trường, công tác tổ chức cán bộ và kê khai tài sản, các quy định đảm bảo quyền và lợi ích của người học, hoạt động kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, giải quyết công việc của nhà trường, cá nhân tại nhà trường.

3. Xây dựng, ban hành và công khai các chế độ, định mức, tiêu chuẩn đối với cán bộ, viên chức, người lao động của nhà trường; hướng dẫn, triển khai, kiểm tra việc thực hiện; xử lý vi phạm.

4. Cụ thể hóa quy chế thực hiện quy tắc ứng xử nghề nghiệp của cán bộ, viên chức, người lao động phù hợp với điều kiện của nhà trường; công khai quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp để nhân dân giám sát việc chấp hành; kiểm tra, xử lý đối với người vi phạm quy tắc và những việc cán bộ, viên chức không được làm.

5. Xây dựng và công khai kế hoạch, thực hiện nguyên tắc và những hành vi bị nghiêm cấm trong việc thực hiện định kỳ chuyển đổi vị trí công tác.

6. Triển khai, quán triệt và hướng dẫn, chỉ đạo việc thực hiện quy chế tặng quà, nhận quà tặng và nộp lại quà tặng của cơ quan, tổ chức có sử dụng ngân sách nhà nước và của cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Quyết định số 64/2207/QĐ-TTg ngày 10/5/2007 của Thủ tướng Chính phủ.

7. Thực hiện việc kê khai tài sản, thu nhập đảm bảo đúng quy định theo Nghị định số 78/2013/NĐ-CP ngày 17/07/2013 của Chính phủ và Thông tư số 08/2013/TT-TTCP ngày 31/10/2013 của Thanh tra Chính phủ. Quản lý, lưu trữ bản kê khai tài sản, thu nhập theo hồ sơ cán bộ, viên chức đúng quy định.

8. Thực hiện cải cách, hoàn thiện các thủ tục hành chính; áp dụng khoa học, đổi mới công nghệ trong quản lý, đặc biệt chú ý trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị.

9. Xử lý trách nhiệm của Hiệu trưởng khi để xảy ra hành vi tham nhũng trong nhà trường. Xem xét, xử lý trách nhiệm trực tiếp hoặc liên quan trách nhiệm đối với Hiệu trưởng khi để xảy ra hành vi tham nhũng trong trường theo quy định tại điều 55, Luật Phòng, chống tham nhũng.

10. Xây dựng kế hoạch tự kiểm tra công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; thực hiện kế hoạch phòng chống tham nhũng; kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy chế dân chủ trong trường; việc tiếp nhận tin báo dấu hiệu tham nhũng, tố cáo hành vi tham nhũng.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN.

1. Nhà trường

Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch. Căn cứ các văn bản chỉ đạo của ngành và cơ quan cấp trên, để tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; quán triệt công tác phòng chống tham nhũng để cán bộ, giáo viên, nhân viên trong đơn vị thực hiện, giám sát quá trình thực hiện.

Ban chấp hành Công đoàn cơ sở nhà trường có trách nhiệm chỉ đạo Ban Thanh tra nhân dân của đơn vị, phối hợp thực hiện tốt kế hoạch thực hiện phòng, chống tham nhũng của đơn vị mình.

Thực hiện việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

2. Các tổ trưởng.

Thường xuyên nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên thuộc bộ phận mình phụ trách.

Thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin báo cáo định kỳ và báo cáo đột xuất khi có vụ việc tham nhũng, lãng phí, tiêu cực cho thủ trưởng đơn vị.

3. Cán bộ, viên chức, người lao động.

Tất cả cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường có trách nhiệm tham gia giám sát việc thực hiện kế hoạch của các thành viên còn lại.

Khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm hoặc sự việc nghiêm trọng cần báo cáo ngay cho các trưởng bộ phận, tổ chuyên môn, công đoàn, chi đoàn, Ban thanh tra nhân dân, Phó hiệu trưởng, Hiệu trưởng.

Trên đây là kế hoạch thực hiện phòng, chống tham nhũng năm 2019 của Mầm non Thị trấn, đề nghị các cá nhân, bộ phận trong trường nghiêm túc thực hiện kế hoạch này./.

Nơi nhận: HIỆU TRƯỞNG

- Phòng GD&ĐT ( b/c);

- Các lãnh đạo Trường (chỉ đạo);

- Website trường;

- Lưu: VT.

Trần Thị Minh Ngọc