QUY CHẾ PHỐI HỢP HOẠT ĐỘNG GIỮA THỦ TRƯỞNG VÀ BAN CHẤP HÀNH CÔNG ĐOÀN TRƯỜNG TIỂU HỌC HOÀNH MÔ NĂM HỌC 2024-2025
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY CHẾ PHỐI HỢP HOẠT ĐỘNG GIỮA THỦ TRƯỞNG VÀ BAN CHẤP HÀNH CÔNG ĐOÀN TRƯỜNG TIỂU HỌC HOÀNH MÔ NĂM HỌC 2024-2025
- Căn cứ nghị định số 04/2015/NĐ-CP ngày 09/01/2015 của Chính phủ ban hành quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan.
- Căn cứ kết quả Hội nghị Cán bộ công chức, viên chức, người lao động Trường Tiểu học Hoành Mô
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN TRƯỜNG TIỂU HỌC HOÀNH MÔ
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này quy chế phối hợp hoạt động giữa Thủ trưởng cơ quan và Ban chấp hành công đoàn trường Tiểu học Hoành Mô
Điều 2: Thủ trưởng cơ quan, các bộ phận trực thuộc cơ quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày tháng 10 năm 2024.
Nơi nhận: THỦ TRƯỞNG
- LĐLĐ huyện
- Như điều 2 (Đã ký)
- Lưu.
Nguyễn Xuân Khuyến
QUY CHẾ PHỐI HỢP GIỮA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ VỚI BAN CHẤP HÀNH CÔNG ĐOÀN NĂM HỌC 2024-2025
Kèm theo Quyết định số: 236 /QĐ-THHM ngày 11 tháng 9 năm 2024 của Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hoành Mô về việc ban hành Quy chế Phối hợp giữa Thủ trưởng đơn vị với BCH Công đoàn từ năm học 2024-2025).
Căn cứ các quy định về quan hệ công tác giữa Công đoàn với cơ quan lãnh đạo cùng cấp quy định tại điều 2,3 chương I và điều 4 chương II - Luật Công đoàn Việt Nam
Trên cơ sở văn bản thoả thuận giữa CĐGD Việt Nam với Bộ GD - ĐT về quan hệ công tác giữa cơ quan Giáo dục các cấp và Công đoàn ngành GD&ĐT.
Để tạo điều kiện cho tổ chức Công đoàn trường nghiên cứu tham gia quản lý Nhà nước về công tác Giáo dục và tham gia giám sát thực hiện các chế độ chính sách của ngành, của Nhà nước đối với CBGV- CNV trong nhà trường, BCH Công đoàn trường và Hiệu trưởng trường Tiểu học Hoành Mô thống nhất ban hành quy chế phối hợp giữa Công đoàn và Nhà trường về mối quan hệ công tác như sau:
I. Về mối quan hệ phối hợp thực hiện nhiệm vụ chuyên môn.
1. Người đứng đầu nhà trường (Hiệu trưởng) cần thông tin đầy đủ, kịp thời đường lối của Đảng, chính sách, Pháp luật của Nhà nước về GD - ĐT, những chủ trương kế hoạch công tác của nhà trường tới tổ chức Công đoàn trường và CBGV - NLĐ trong nhà trường.
2. BCH Công đoàn trường có trách nhiệm và chủ động phối hợp với lãnh đạo nhà trường tổ chức động viên CBGV - NLĐ trong toàn trường tích cực tham gia đổi mới trong công tác giáo dục, xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục có phẩm chất tốt, đạt chuẩn đào tạo theo quy định, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nhằm thực hiện tốt công tác phát triển sự nghiệp giáo dục trên địa bàn xã.
3. Hiệu trưởng nhà trường tạo điều kiện để Công đoàn chủ động tổ chức các hoạt động tham gia quản lý nhà trường, tích cực tổ chức các hoạt động xã hội để tăng cường thu hút các tiềm năng, nguồn lực xây dựng nhà trường, cùng có trách nhiệm giải quyết và khắc phục những yếu kém trong nhà trường, thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục và phát triển giáo dục trên địa bàn.
II. Về quan hệ phối hợp thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động nhà trường.
1. Hiệu trưởng nhà trường khi xây dựng chương trình kế hoạt động công tác định kỳ và dài hạn cần có ý kiến đóng góp của Công đoàn nhà trường. Khi xây dựng, ban hành tổ chức thực hiện các quy định liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, đồng thời kiểm tra việc thực hiện và giải quyết những khiếu nại của người lao động về vấn đề trên.
. 2. Ban chấp hành Công đoàn nhà trường có trách nhiệm cử người đại diện có thẩm quyền trực tiếp tham gia với BGH nhà trường xây dựng chương trình kế hoạch công tác, các văn bản về chế độ chính sách, nội quy, quy chế liên quan trực tiếp đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động. Khi cần thiết công đoàn tổ chức đối thoại giữa tập thể người lao động với hiệu trưởng nhà trường để giải quyết các vấn đề nẩy sinh có liên quan đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động thì Hiệu trưởng nhà trường phải có trách nhiệm phối hợp thực hiện.
3. Công đoàn và Hiệu trưởng nhà trường phối hợp tổ chức thực hiện có hiệu quả quy chế dân chủ cơ sở, chuẩn bị nội dung chỉ đạo tổ chức Hội nghị cán bộ công chức, đề ra theo chức năng của mỗi bên. Vận động CBGV - NLĐ thực hiện nghĩa vụ của mình tham gia quản lý cơ quan, thực hiện dân chủ trong quan hệ công tác.
III. Về quan hệ phối hợp trong việc tổ chức, quản lý phong trào thi đua.
1. Hiệu trưởng nhà trường phối hợp với công đoàn trường thực hiện đổi mới công tác thi đua khen thưởng, tổ chức chỉ đạo các phong trào thi đua, các cuộc vận động của ngành, của trường, của địa phương phù hợp với yêu cầu công tác của nhà trường… đẩy mạnh và duy trì thành nền nếp các hoạt động thi đua khen thưởng trong nhà trường, gắn hoạt động thi đua với việc thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, Nhà nước và của ngành.
2. Hiệu trưởng nhà trường và công đoàn trường cùng bàn bạc thống nhất quyết định mục tiêu, nội dung, hình thức, biện pháp, chế độ khen thưởng và cùng phối hợp kiểm tra, sơ kết, tổng kết đánh giá phong trào, quyết định khen thưởng những tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc.
3. Hiệu trưởng nhà trường tạo điều kiện và ủng hộ công đoàn trong việc thực hiện các nội dung, hình thức, biện pháp tổ chức phong trào thi đua trong hệ thống công đoàn.
IV. Về quan hệ phối hợp trong việc chăm lo đời sống và bảo vệ quyền lợi hợp pháp chính đáng của người lao động.
1. Hiệu trưởng nhà trường chủ động tạo điều kiện để công đoàn nhà trường tổ chức phổ biến đầy đủ, kịp thời các chế độ, chính sách của Đảng và Nhà nước, của ngành đến với CBGV - NLĐ để giám sát và thực hiện. Hiệu trưởng nhà trường khi thực hiện chức năng quản lý cán bộ GV mà có những nội dung liên quan đến trách nhiệm, quyền và lợi ích của CBGV thì phải thảo luận với công đoàn.
2. Các đoàn thể trong nhà trường cần trao đổi ý kiến với công đoàn nhà trường trong việc xây dựng, sửa đổi bổ sung những chế độ chính sách có liên quan đến nghề nghiệp, quyền lợi và đời sống của người lao động trong nhà trường trước khi trình cấp có thẩm quyền quyết định.
3. Hiệu trưởng nhà trường tạo điều kiện để tổ chức công đoàn giáo dục cùng cấp thực hiện việc kiểm tra hoặc phối hợp với tổ chức hữu quan kiểm tra hiệu trưởng nhà trường về việc chấp hành các chế độ chính sách, pháp luật, về hợp đồng lao động cho thôi việc, tiền lương bảo hộ lao động, bảo hiểm xã hội, sử dụng quỹ phúc lợi (nếu có) và các chế độ chính sách khác có liên quan đến nghĩa vụ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động trong nhà trường. Hiệu trưởng nhà trường có trách nhiệm xem xét, giải quyết những kiến nghị của tổ chức công đoàn cùng cấp sau khi kiểm tra.
4. Hiệu trưởng nhà trường cần trao đổi với công đoàn về công tác tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho CBGV, tạo điều kiện để tổ chức công đoàn động viên CBGV trong trường, tích cực tham gia nghiên cứu, phát huy sáng kiến, cải tiến và đổi mới công tác, làm các dịch vụ khác theo quy định của pháp luật để bổ sung thêm nguồn kinh phí nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho CBGV - NLĐ, đồng thời quản lý và sử dụng quỹ phúc lợi tập thể theo quy định của pháp luật và nghị quyết Hội nghị cán bộ công chức đề ra.
5. Hiệu trưởng nhà trường có trách nhiệm thoả thuận với công đoàn nhà trường trong việc công đoàn cử đại diện tham gia các hội đồng tư vấn có liên quan đến quyền, nghĩa vụ, lợi ích của người lao động trong nhà trường thuộc nhà trường quản lý. Khi bàn về những vấn đề có liên quan đến quyền, lợi ích của người lao động nữ thì mời Ban nữ công tham dự.
6. Hiệu trưởng nhà trường có trách nhiệm phối hợp và tạo điều kiện cho tổ chức công đoàn tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ công đoàn cho cán bộ công đoàn trường học thuộc trường quản lý.
V/ Về quan hệ phối hợp để tạo điều kiện cần thiết cho hoạt động công đoàn.
Hiệu trưởng nhà trường có trách nhiệm tạo điều kiện và cung cấp các phương tiện làm việc cho BCH công đoàn trường.
Trên đây là một số quy chế phối hợp giữa BCH công đoàn với BGH nhà trường. BCH công đoàn và BGH nhà trường cùng nhau phối hợp thực hiện tốt nhiệm vụ năm học đề ra.
TRƯỜNG TIỂU HỌC HOÀNH MÔ CÔNG ĐOÀN TRƯỜNG
Hiệu trưởng Chủ tịch
( Đã ký) ( Đã ký)
Nguyễn Xuân Khuyến Lý Thành Chung