QUY CHẾ CHI TIÊU NỘI BỘ NĂM 2024

 QUY CHẾ CHI TIÊU NỘI BỘ NĂM 2024

( Ban hành kèm theo Quyết định số: 15/QĐ-THHM ngày 15 tháng 01 năm 2024 của Trường Tiểu học Hoành Mô )

CHƯƠNG I: QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Đặc điểm tình hình:

Trường Tiểu học Hoành Mô là đơn vị HCSN thuộc quản lý của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Bình Liêu. Trường thực hiện tự chủ về tài chính giai đoạn 2023-2026 ( Đơn vị nhóm 4 ) theo quyết định 128/QĐ-UBND ngày 18/01/2023, tổ chức bộ máy;..... Trường Tiểu học Hoành Mô đóng trên địa bàn xã Hoành Mô là một xã thuộc vùng giáp biên giới, Vì vậy, việc huy động nguồn vốn xã hội hóa gặp nhiều khó khăn.

Về biên chế: Hiện nay, Trường Tiểu học Hoành Mô gồm

-Cán bộ giáo viên, nhân viên: Được giao: 46 ( Trong đó: Biên chế có mặt 41 biên chế chính thức; Biên chế dự phòng 05 (trong chỉ tiêu biên chế )

-Hợp đồng bảo vệ, quản sinh, cấp dưỡng: 14

Điều 2. Mục đích của việc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ nhằm:

- Đơn vị xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ để chủ động sử dụng nguồn tài chính đúng mục đích, tiết kiệm và có hiệu quả, đồng thời công khai minh bạch các hoạt động thu chi.

-Tạo quyền chủ động cho Hiệu trưởng trường trong việc quản lý và điều hành chi tiêu tài chính của đơn vị.

- Tạo quyền chủ động cho cán bộ giáo viên, công nhân viên chức trong đơn vị hoàn thành nhiệm vụ được giao.

- Là căn cứ để quản lý, thanh toán các khoản chi tiêu trong đơn vị, thực hiện sự kiểm soát của Kho bạc nhà nước, cơ quan quản lý cấp trên, cơ quan tài chính và các cơ quan thanh tra, kiểm soát theo quy định.

- Quản lý và Sử dụng tài sản đúng mục đích, có hiệu quả.

- Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý chi tiêu, nâng cao hiệu quả sử dụng kinh phí, tăng thu nhập cho cán bộ giáo viên, công nhân viên chức của trường.

- Công bằng trong trường, tiết kiệm chi phí, thu hút và giữ được những người có năng lực trong đơn vị.

Điều 3. Nguyên tắc xây dựng quy chế:

- Quy chế chi tiêu Nội Bộ không vượt quá chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tài chính hiện hành do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. Mọi nội dung chi tiêu phải đảm bảo có đủ hoá đơn chứng từ hợp pháp.

- Phù hợp với đặc điểm hoạt động của đơn vị.

- Đảm bảo cho cán bộ, giáo viên, công nhân viên hoàn thành nhiệm vụ được giao, đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho người lao động.

- Quy chế này được thảo luận rộng rãi, dân chủ, công khai trong trường và được tổ chức công đoàn trong trường tham gia bằng văn bản.

CHƯƠNG II: NỘI DUNG XÂY DỰNG QUY CHẾ CHI TIÊU NỘI BỘ

I. KINH PHÍ THỰC HIỆN TỰ CHỦ:

Điều 4: Tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp lương.

a, Tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp lương

- Căn cứ vào chế độ tiền lương ngạch bậc và các khoản phụ cấp theo lương, hệ số lương theo tiêu chuẩn chức danh viên chức, ngày công, công việc của từng cán bộ viên chức trong nhà trường, trả thu nhập cho CBGV-CNV thường xuyên, đầy đủ theo tháng .

- Kinh phí chi cho Giáo viên dạy lớp ghép: Thực hiện theo Quyết định số 15/2010/QĐ-TTg ngày 03/03/2010 của Thủ tướng chính phủ.

+ Giáo viên dạy lớp ghép hai trình độ, mỗi tháng được hưởng thêm 50% tiền lương của tháng giảng dạy;

+ Giáo viên dạy lớp ghép ba trình độ trở lên, mỗi tháng được hưởng thêm 75% tiền lương của tháng giảng dạy.

+ Phụ cấp dạy lớp ghép được tính trả trên cơ sở tiền lương tháng của giáo viên: Tiền lương tháng của giáo viên = [hệ số lượng theo ngạch, bậc hiện hưởng + phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có) + phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) + hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có)] x mức lương tối thiểu chung.

- Chi tiền công cho bảo vệ và vệ sinh khoán gọn: Từ 500.000đ - 4.000.000đ/tháng/người.

- Chi tiền công hợp đồng lao động ( Trong chỉ tiêu biên chế ) theo Nghị định 111/2022 /NQ-CP, ngày 30/12/2022 của Chính phủ về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập .

Về mức chi : Tiền công chi trả khoán : 6.000.000đ và 8.600.000đ ( Bao gồm các khoản cá nhân phải đóng BHXH, BHYT, BHTN và KPCĐ theo luật lao động )

b, Phụ cấp làm thêm giờ

1. Căn cứ thực hiện

Bộ luật Lao động số 45/2019/QH14 ngày 20/11/2019 chính thức có hiệu lực từ 01/01/2021.

Nghị định số 145/2020/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2020 của chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của bộ luật lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động.

Thông tư liên tịch số 07/2013/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC ngày 08 tháng 03 năm 2013 Hướng dẫn thực hiện chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập.

Thông tư 28/2009/TT-BGD&ĐT ngày 21/10/2009 quy định về chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông.

Thông tư 15/2017/TT-BGD ngày 09/06/2017 sửa đổi bổ sung một số điều của quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 28/2009/TT-BGD&ĐT

2. Các trường hợp được tính trả thêm giờ

- Giáo viên dạy thêm giờ: Do đặc thù của công việc, theo sự phân công của cấp trên một số giáo viên đi công tác, đi học; một số giáo viên nghỉ ốm; nghỉ thai sản; … theo chế độ, nếu dạy thay quá số giờ quy định thì được thanh toán theo chế độ hiện hành.

- Các trường hợp giáo viên kiêm nhiệm: Nếu dạy vượt quá định mức quy định tại Thông tư 28/2009/TT-BGD&ĐT và Thông tư 15/2017/TT-BGD thì được thanh toán theo số giờ thực tế.

- Ngoài ra cán bộ, giáo viên được phân công làm thêm việc đột xuất ( Nhập dữ liệu phổ cấp; phần mềm quản lý trường học; Epmis, EQMS, SMAS,…); trực tết; trực nghỉ lễ tính thêm giờ theo thức tế số giờ làm thêm.

3. Tiền lương làm căn cứ tính thêm giờ:

- Lương ngạch bậc, lương khoán.

- Các khoản phụ cấp: Phụ cấp chức vụ, Phụ cấp Thâm niên vượt khung (nếu có).

Điều 5: Phúc lợi tập thể

5.1. Tiền tàu xe nghỉ phép năm

1. Căn cứ thực hiện

- Thông tư 141/2011/TT-BTC ngày 20/10/2011 của Bộ tài chính Quy định về chế độ thanh toán tiền nghỉ phép hàng năm đối với cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng làm việc trong các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập

- Thông tư 57/2014/TT-BTC ngày 06/05/2014 của Bộ tài chính Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 141/2011 Quy định về chế độ thanh toán tiền nghỉ phép hang năm đối với cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng làm việc trong các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập

2. Đối tượng được thanh toán tiền nghỉ phép năm

- Cán bộ, công chức là người miền xuôi công tác tại đơn vị được thủ trưởng cơ quan, đơn vị đồng ý cấp giấy cho đi nghỉ phép năm về thăm gia đình, cha mẹ, vợ hoặc chồng, con hoặc thăm quê quán.

3. Chế độ thanh toán tiền phương tiện đi lại; tiền phụ cấp đi đường khi nghỉ phép hàng năm.

- Thanh toán tiền tàu xe: Theo giá cước vận tải hành khách tại thời điểm nghỉ phép. Đối với những đoạn đường không có phương tiện vận tải của tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải hành khách theo quy định của pháp luật mà người đi nghỉ phép phải thuê phương tiện vận tải khác thì thủ trưởng đơn vị xem xét quyết định cho thanh toán tiền thuê phương tiện mà người đi nghỉ phép đã thuê theo số ki-lô-mét thực đi và được khoán số tiền bằng 0,2 lít xăng/km (Theo mục 10.1 Điều 10).

- Thanh toán tiền phụ cấp đi đường (tương đương với mức phụ cấp lưu trú theo chế độ công tác phí hiện hành).

5.2. Chi khác

- Tiền chè nước,giấy vệ sinh, hoa quả, bánh kẹo ... và các khoản khác trong đơn vị: Thanh toán theo thực tế phát sinh và quyết định của thủ trưởng đơn vị.

- Chi hỗ trợ cán bộ, giáo viên các ngày lễ tết, ngày kỷ niệm của ngành.

Điều 6: Các khoản thanh toán cho cá nhân

- Chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, giáo viên khi đơn vị xác định được số kinh phí tiết kiệm.

- Chi bồi dưỡng đối với giáo viên thể dục: Thực hiện theo Quyết định số 51/2012/QĐ-TTg ngày 16/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ.

+ Chế độ bồi dưỡng được chi trả bằng tiền và được tính bằng 01% mức lương tối thiểu chung cho 01 tiết giảng thực hành.

- Các khoản chi thanh toán cho cá nhân khác theo thực tế.

Điều 7. Thanh toán dịch vụ công cộng, thông tin tuyên truyền liên lạc

- Thanh toán tiền điện, tiền nước, tiền vệ sinh môi trường và các khoản chi khác theo thực tế.

- Cước phí điện thoại, thuê bao cáp truyền hình, cước phí internet, đường truyền mạng, sách báo, tạp chí thư viện,… thanh toán theo thực tế.

Điều 8: Văn phòng phẩm

8.1. Văn phòng phẩm cho bộ phận hành chính:

- Giấy A4, mực in, mực photo; cặp tài liệu, phô tô văn bản, mua sắm công cụ, dụng cụ văn phòng và vật tư văn phòng khác sử dụng theo đúng mục đích và yêu cầu công việc của từng tổ chức, bộ phận trong Nhà trường thanh toán trên tinh thần tiết kiệm.

8.2 Văn phòng phẩm cho giáo viên:

* Hình thức chi: Khoán theo năm học

* Định mức: 400.000đ/người/năm học.

* Ngoài ra sổ sách, giáo án,…của giáo viên theo yêu cầu của chuyên môn: Chi thực tế theo hướng dẫn của Phòng Giáo dục và Đào tạo

Điều 9: Chế độ chi hội nghị

Căn cứ Thông tư số 40/2017/TT-BTC ngày 28/4/2017 của Bộ Tài Chính quy định chế độ công tác phí, chế độ hội nghị và Nghị quyết số 58/2017/NQ-HĐND ngày 07/7/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ninh Về việc quy định mức chi công tác phí, chi hội nghị đối với cơ quan nhà nước , đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức hội sử dụng kinh phí do ngân sách nhà nước hỗ trợ thuộc địa phương quản lý trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh và Công văn số 5806/UBND –TM3 ngày 9/8/2017 V/v thực hiện chế độ công tác phí chế độ hội nghị.

- Theo tính chất của nghành Giáo dục trong năm tổ chức một số hội nghị như: Sơ kết, tổng kết năm học, Khai giảng , Hội nghị viên chức lao động, Tọa đàm ngày 08/03; 20/10;20/11; Tổ chức các hoạt động Đoàn, Đội;…

* Mức chi tổ chức hội nghị

- Trang trí khánh tiết:

+ Theo hình thức khoán: 500.000đ/cuộc.

+ Theo thực tế: Các hội nghị quan trọng tổ chức ngoài trời ( Khai giảng, tổng kết năm học, … tổ chức ngoài sân trường): Chi theo thực tế được thủ trưởng đơn vị phê duyệt.

- Hoa tươi không quá: 500.000đ/ cuộc.

- Chi giải khát giữa giờ: 20.000 đồng/1 buổi/người.

- Chi tiền ăn cho đại biểu là khách mời không trong danh sách trả lương của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập theo mức khoán: 100.000 đồng/ngày/người.

- Tiền tài liệu hội nghị thanh toán theo tinh thần tiết kiệm.

Điều 10: Chế độ công tác phí:

Căn cứ Thông tư số 40/2017/TT-BTC ngày 28/4/2017 của Bộ tài chính Quy định chế độ công tác phí, chế độ hội nghị và Nghị quyết số 58/2017/NQ-HĐND ngày 07/7/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ninh về việc quy định mức chi công tác phí, chi hội nghị đối với cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức hội sử dụng kinh phí do ngân sách nhà nước hỗ trợ thuộc địa phương quản lý trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh và Công văn số 5806/UBND –TM3 ngày 9/8/2017 V/v thực hiện chế độ công tác phí chế độ hội nghị.

10.1. Tiền tàu, xe

Đi công tác cách trụ sở cơ quan từ 10 km trở lên (đối với các xã thuộc địa bàn kinh tế xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn theo các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ) và từ 15 km trở lên (đối với các xã còn lại) mà tự túc bằng phương tiện cá nhân của mình thì được thanh toán khoán tiền tự túc phương tiện bằng 0,2 lít xăng/km tính theo khoảng cách địa giới hành chính và giá xăng tại thời điểm đi công tác hoặc bằng tiền.

Quy định cụ thể:

- Đi công tác trong huyện:

+ Đi từ trường đến Thị trấn thanh toán: 30.000đ/ 1 lượt ;

+ Đi từ trường đến các xã Húc Động. Vô Ngại thanh toán: 40.000đ/ 1 lượt

- Đi công tác ngoài huyện: Thanh toán theo thực tế giá cước vận tải hành khách tại thời điểm đi công tác.

10.2 Phụ cấp lưu trú

*. Mức phụ cấp lưu trú:

- Điều kiện về khoảng cách tối thiểu từ trụ sở cơ quan đến nơi công tác để được hưởng phụ cấp lưu trú:

+ Trường hợp nơi đi hoặc nơi đến là xã, thị trấn thuộc vùng cao, miền núi khó khăn, vùng sâu: 15 Km

+ Các trường hợp còn lại: 20 km

* Quy định cụ thể:

- Mức phụ cấp 200.000đ/ngày trả cho người đi công tác (trừ đi công tác tại vùng biển đảo trong tỉnh) có ngủ lại qua đêm.

- Mức phụ cấp 150.000đ/ngày trả cho người đi công tác (trừ đi công tác tại vùng biển đảo trong tỉnh) đi và về trong ngày.

- Mức phụ cấp 250.000đ/ngày trả cho người đi công tác tại vùng biển đảo trong tỉnh. Vùng biển đảo trong tỉnh gồm: huyện Cô Tô, các xã Thắng Lợi, Ngọc Vừng, Quan Lạn, Minh Châu, Bản Sen huyện Vân Đồn, xã Cái Chiên huyện Hải Hà, các xã Vĩnh Trung, Vĩnh Thực thành phố Móng Cái (áp dụng cho cả những ngày làm việc trên đảo, những ngày đi, về trên biển)

- Đi công tác trong huyện: Mức phụ cấp lưu trú (cách trường 15km trở lên) cụ thể:

+ Mức phụ cấp 150.000đ/ ngày đi và về tại xã Húc Động. Vô Ngại

- Đi công tác ngoài huyện, trong tỉnh: Thời gian hưởng phụ cấp lưu trú theo công thức cộng 1 (Được cộng 01 ngày đi trước, hoặc 01 ngày về sau)

10.3. Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác

10.3.1. Thanh toán theo hình thức khoán:

- Đi công tác ở quận, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương và thành phố là đô thị loại I thuộc tỉnh, mức khoán: 450.000 đồng/ngày/người.

- Đi công tác tại huyện, thị xã thuộc thành phố trực thuộc trung ương, tại thị xã, thành phố còn lại thuộc tỉnh, mức khoán: 350.000 đồng/ngày/người.

- Đi công tác tại các vùng còn lại, mức khoán: 300.000 đồng/ngày/người.

10.3.2. Thanh toán theo hoá đơn thực tế:

Trong trường hợp người đi công tác không nhận thanh toán theo hình thức khoán thì được thanh toán theo giá thuê phòng thực tế (có hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật) do thủ trưởng cơ quan, đơn vị duyệt theo tiêu chuẩn thuê phòng như sau:

a) Đi công tác tại các quận, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương và thành phố là đô thị loại I thuộc tỉnh:

- Được thanh toán mức giá thuê phòng ngủ là 1.000.000 đồng/ngày/phòng theo tiêu chuẩn 2 người/phòng.

b) Đi công tác tại các vùng còn lại:

- Được thanh toán mức giá thuê phòng ngủ là 700.000 đồng/ngày/phòng theo tiêu chuẩn 2 người/phòng.

c) Trường hợp người đi công tác thuộc đối tượng thuê phòng nghỉ theo tiêu chuẩn 2 người/phòng đi công tác một mình hoặc đoàn công tác có lẻ người hoặc lẻ người khác giới, thì được thuê phòng riêng theo mức giá thuê phòng thực tế nhưng tối đa không được vượt mức tiền thuê phòng của những người đi cùng đoàn (theo tiêu chuẩn 2 người/phòng);

d) Trường hợp người đi công tác thuộc đối tượng thuê phòng nghỉ theo tiêu chuẩn 2 người/phòng đi công tác cùng đoàn với các chức danh lãnh đạo có tiêu chuẩn thuê phòng khách sạn 1 người/phòng, thì người đi công tác được thanh toán theo mức giá thuê phòng thực tế của loại phòng tiêu chuẩn (phòng Standard) tại khách sạn nơi các chức danh lãnh đạo nghỉ và theo tiêu chuẩn 2 người/phòng;

đ) Các mức chi thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại khoản này là mức chi đã bao gồm các khoản thuế, phí (nếu có) theo quy định của pháp luật.

10.3.3. Trường hợp người đi công tác do phải hoàn thành công việc đến cuối ngày, hoặc do chỉ đăng ký được phương tiện đi lại (vé máy bay, tàu hoả, ô tô) từ 18h đến 24h cùng ngày, thì được thanh toán tiền nghỉ của nửa ngày nghỉ thêm (bao gồm cả hình thức thanh toán khoán và thanh toán theo hóa đơn thực tế) tối đa bằng 50% mức thanh toán khoán tiền thuê phòng nghỉ tương ứng của từng đối tượng; không thanh toán khoản tiền khoán thuê phòng nghỉ trong thời gian đi qua đêm trên tàu hỏa, thuyền, tàu thủy, máy bay, ô tô và các phương tiện đi lại khác.

10.4. Thanh toán khoán tiền công tác phí theo tháng

10.4.1. Đối với cán bộ, viên chức lao động thường xuyên phải đi công tác lưu động trên 10 ngày/ tháng ( Như: Hiệu trưởng; Phó hiệu trưởng; Kế toán; Văn thư; Thủ quỹ;...); khoán mức 500.000 đồng/người/tháng .

10.4.2. Các đối tượng được hưởng khoán tiền công tác phí theo tháng nếu được cấp có thẩm quyền cử đi thực hiện nhiệm vụ theo các đợt công tác cụ thể, thì được thanh toán chế độ công tác phí theo quy định; đồng thời vẫn được hưởng khoản tiền công tác phí khoán theo tháng.

10.5. Đi công tác theo đoàn công tác phối hợp liên ngành, liên cơ quan

10.5.1. Trường hợp cơ quan, đơn vị có nhu cầu trưng tập cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc cơ quan, đơn vị khác đi phối hợp công tác liên ngành nhằm thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị đó; trưng tập tham gia các đề tài nghiên cứu cơ bản thì cơ quan, đơn vị chủ trì đoàn công tác có trách nhiệm thanh toán toàn bộ chi phí cho đoàn công tác gồm: Tiền chi phí đi lại, phụ cấp lưu trú, tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác theo mức chi quy định tại quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan, đơn vị chủ trì.

10.5.2. Trường hợp đi công tác theo đoàn phối hợp liên ngành, liên cơ quan do thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cấp trên triệu tập trưng dụng hoặc phối hợp để cùng thực hiện các phần việc thuộc nhiệm vụ chính trị của mỗi cơ quan, đơn vị thì cơ quan, đơn vị chủ trì đoàn công tác chịu trách nhiệm chi tiền chi phí đi lại cho người đi công tác trong đoàn. Trường hợp các cá nhân thuộc thành phần đoàn công tác không đi tập trung theo đoàn đến nơi công tác thì cơ quan, đơn vị cử người đi công tác thanh toán tiền chi phí đi lại cho người đi công tác.

Ngoài ra, cơ quan, đơn vị cử người đi công tác có trách nhiệm thanh toán tiền phụ cấp lưu trú, tiền thuê phòng nghỉ cho người thuộc cơ quan mình cử đi công tác.

10.5.3. Văn bản trưng tập (giấy mời, công văn mời) cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc các cơ quan, đơn vị khác đi công tác phải ghi rõ trách nhiệm thanh toán các khoản chi phí cho chuyến đi công tác của mỗi cơ quan, đơn vị.

10.6. Chứng từ thanh toán công tác phí

- Giấy đi đường của người đi công tác có đóng dấu xác nhận của cơ quan, đơn vị nơi đến công tác (hoặc của khách sạn, nhà khách nơi lưu trú).

- Văn bản hoặc kế hoạch công tác đã được thủ trưởng cơ quan, đơn vị phê duyệt; công văn; giấy mời; văn bản trưng tập tham gia đoàn công tác.

- Hóa đơn; chứng từ mua vé hợp pháp theo quy định của pháp luật khi đi công tác bằng các phương tiện giao thông hoặc giấy biên nhận của chủ phương tiện.

- Hóa đơn, chứng từ thuê phòng nghỉ hợp pháp theo quy định của pháp luật (áp dụng khi thanh toán tiền thuê phòng nghỉ theo hóa đơn thực tế).

Điều 11: Đào tạo bồi dưỡng cán bộ, viên chức

Căn cứ Thông tư 36/2018/TT-BTC ngày 30/3/2018 của Bộ Tài Chính hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.

Quyết định 323/QĐ-BTC ngày 01/3/2019 của Bộ Tài Chính về việc đính chính Thông tư 36/2018/TT-BTC.

Thông tư 06/2023/TT-BTC ngày 31/01/2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 36/2018/TT-BTC ngày 30/3/2018 của Bộ Tài Chính hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.

- Kinh phí mua tài liệu học tập bắt buộc: Theo hóa đơn thực tế

- Hỗ trợ tiền ăn trong thời gian đi học tập trung: 100.000đ/ngày

- Hỗ trợ kinh phí đi lại từ cơ quan đến nơi học tập (Một lượt đi và về, nghỉ lễ, nghỉ tết): Theo giá vé tàu xe vận tải hành khách công cộng tại thời điểm đi đào tạo, bồi dưỡng.

- Chi thanh toán tiền thuê chỗ nghỉ cho cán bộ, công chức, viên chức trong những ngày đi tập trung học tại cơ sở đào tạo (trong trường hợp cơ sở đào tạo và đơn vị tổ chức đào tạo xác nhận không bố trí được chỗ nghỉ): 250.000đ/ ngày

Điều 12: Chi phí thuê mướn

-Thuê phương tiện vận chuyển, thuê lao động trong nước, thuê đào tạo lại cán bộ, các chi phí thuê mướn khác thanh toán theo thực tế và quyết định của thủ trưởng đơn vị.

Điều 13: Sửa chữa tài sản, thiết bị công nghệ thông tin và các công trình cơ sở hạ tầng khác

- Sửa chữa nhà cửa, tài sản và các thiết bị văn phòng, sửa chữa, thay thế đường điện, đường nước các điểm trường hư hỏng; các tài sản và các công trình hạ tầng cơ sở khác theo thực tế. Nội dung và mức chi do thủ trưởng đơn vị quyết định.

- Các tài sản, thiết bị công nghệ thông tin (Máy tính, máy in, máy pho tô,…) thực hiện bảo dưỡng định kỳ hàng tháng, khi hỏng hóc cần thay thế bộ phận phụ trách trình thủ trưởng đơn vị xem xét sửa chữa, thay thế.

- Các khoản sửa chữa, mua sắm tài sản thường xuyên tài sản phục vụ chuyên môn phải có dự trù cụ thể, được lãnh đạo đồng ý và thanh toán theo quy định hiện hành.

Điều 14: Thanh toán các khoản chi phí nghiệp vụ chuyên môn.

14.1. Tổ chức các kỳ thi, cuộc thi, hội thi:

Căn cứ Nghị Quyết số 07/2022/NQ-HĐND ngày 09/12/2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ninh Quy định nội dung, mức chi tổ chức các kỳ thi, cuộc thi, hội thi trong lĩnh vực giáo dục của tỉnh Quảng Ninh.

14.1.1. Định mức chi :

Kỳ thi, cuộc thi, hội thi tương ứng ở cấp trường, trong đó mức chi tiền công không vượt quá 60% mức chi đối với cấp tỉnh.

Trường Tiểu học Hoành Mô xây dựng nội dung định mức chi theo Phụ lục 2, cụ thể như sau:

PHỤ LỤC 2:

MỨC CHI TIỀN CÔNG, TIỀN BỒI DƯỠNG, TIỀN THƯỞNG TẠI CÁC CUỘC THI, HỘI THI TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC CỦA TỈNH QUẢNG NINH

(Kèm theo Nghị quyết số 07/2022/NQ-HĐND ngày 09 tháng 12 năm 2022 của HĐND tỉnh)

Đơn vị tính: đồng

TT Chức danh, nhiệm vụ Cấp tỉnh Tham gia

Cấp huyện Tổ chức

cấp trường

I Hội thi dành cho giáo viên

1 Ban tổ chức

a) Trưởng ban 490.000 150.000

b) Phó trưởng ban 440.000 140.000

c) Thành viên 390.000 120.000

d) Y tế, phục vụ, bảo vệ 200.000 50.000

2 Ban giám khảo

a) Trưởng ban 440.000 150.000

b) Phó trưởng ban 400.000 140.000

c) Trưởng tiểu ban 360.000 120.000

d) Thành viên 310.000 100.000

3 Ban thư ký -

a) Trưởng ban 400.000 140.000

b) Thành viên 310.000 100.000

4 Ban ra đề thi -

a) Trưởng ban 520.000 150.000

b) Thành viên 370.000 100.000

5 Giải thưởng:

a) Giải tập thể ( Theo khối lớp, theo điểm trường,…)

Giải nhất 250.000

Giải nhì 200.000

Giải ba 150.000

Giải khuyến khích 130.000

b) Giải cá nhân

* Đối với giáo viên đạt danh hiệu Giáo viên giỏi, giáo viên chủ nhiệm giỏi,… 200.000

* Hội thi viết chữ đẹp,…

- Giải nhất 150.000

- Giải nhì 140.000

- Giải ba 120.000

- Giải khuyến khích 100.000

II Hội thi dành cho học sinh

1 Chi cho công tác tổ chức thi

1.1. Ban chỉ đạo

a) Trưởng ban 490.000 150.000

b) Phó trưởng ban 440.000 140.000

c) Thành viên 390.000 120.000

1.2. Ban tổ chức

a) Trưởng ban 440.000 150.000

b) Phó trưởng ban 400.000 140.000

c) Thành viên 360.000 120.000

d) Công an, y tế, phục vụ, bảo vệ 200.000 50.000

1.3. Ban đề thi

a) Trưởng ban 520.000 150.000

b) Thành viên 370.000 100.000

1.4. Các tiểu ban

a) Trưởng tiểu ban 400.000 150.000

b) Phó trưởng tiểu ban 360.000 120.000

c) Giám sát, giám khảo, trọng tài chính 310.000 80.000

d) Trọng tài khác 250.000 60.000

2 Tổ chức đồng diễn, diễu hành, xếp chữ, xếp hình, chương trình nghệ thuật

2.1 Giáo viên quản lý, hướng dẫn 200.000 150.000 100.000

2.2. Học sinh tham gia

a) Luyện tập, tổng duyệt 60.000 50.000 30.000

b) Tham gia chính thức 80.000 60.000 40.000

3 Luyện tập, tham dự hội thi cấp trên

3.1. Đoàn chỉ đạo, hướng dẫn

a) Trưởng đoàn 390.000 150.000 100.000

b) Phó trưởng đoàn 380.000 120.000 80.000

c) Thành viên 360.000 100.000 60.000

3.2. Chế độ dinh dưỡng cho huấn luyện viên, vận động viên (Các giải thể thao, văn nghệ,…)

a) Trong những ngày tập luyện 150.000 60.000 40.000

b) Trong những ngày thi đấu 240.000 150.000 90.000

4 Thưởng cho học sinh đoạt giải/huy chương

4.1. Giải cá nhân

a) Nhất/Vàng 1.000.000 100.000

b) Nhì/Bạc 750.000 80.000

c) Ba/Đồng 500.000 60.000

d) Tư/Khuyến khích 250.000 40.000

4.2. Giải tập thể (nghìn đồng/giải)

a) Nhất/Vàng 2.000.000 300.000

b) Nhì Bạc 1.500.000 250.000

c) Ba/Đồng 1.000.000 200.000

d) Tư/Khuyến khích 500.000 150.000

III Cuộc thi khoa học, kỹ thuật

1 Ban tổ chức

a) Trưởng ban 490.000 420.000 180.000

b) Phó trưởng ban 440.000 380.000 160.000

c) Thành viên 390.000 330.000 150.000

d) Y tế, phục vụ, bảo vệ 200.000 200.000 80.000

2 Hội đồng thẩm định hồ sơ

a) Chủ tịch 440.000 380.000 150.000

b) Phó Chủ tịch 400.000 340.000 120.000

c) Thành viên 310.000 270.000 80.000

3 Ban giám khảo

a) Trưởng ban 440.000 380.000 150.000

b) Phó trưởng ban 400.000 340.000 120.000

c) Thành viên 310.000 270.000 80.000

Ghi chú:

- Đơn vị tính mức chi của các chức danh, nhiệm vụ là đồng/người/ngày.

- Định mức trên là tối đa, căn cứ tình hình kinh phí và tính chất từng cuộc, thủ trưởng đơn vị duyệt chi.

- Ngoài những nội dung chi trên, căn cứ tình hình thực tế thủ trưởng đơn vị quyết định duyệt chi hỗ trợ tiền xe đưa đón học sinh, tiền ngủ (Theo hóa đơn phòng nghỉ) và các chi phí hợp lý khác.

- Hỗ trợ Giáo viên, học sinh ôn luyện tham gia các cuộc thi, giao lưu:

+ Hỗ trợ giáo viên ôn luyện: 60.000đ/người/ngày (Không quá 10 ngày)

+ Hỗ trợ học sinh ôn luyện: 20.000đ/người/ngày (Không quá 10 ngày)

14.1.2 Chi văn phòng phẩm, khánh tiết, khen thưởng,…

a. Chi văn phòng phẩm, đồ dùng phục vụ thi: Theo dự trù cụ thể được thủ trưởng đơn vị duyệt chi.

b. Chi nước uống các cuộc thi, giao lưu: Thanh toán theo hóa đơn thực tế hoặc bảng kê mua hàng làm chứng từ thanh toán trên tinh thần tiết kiệm.

c. Trang trí khánh tiết cho hội thi, giao lưu:

- Theo hình thức khoán: 300.000đ/lần.

- Theo thực tế phát sinh: Theo dự trù được thủ trưởng đơn vị phê duyệt.

d. Chi khen thưởng giáo viên, học sinh tham gia các cuộc thi, giao lưu: 01 giấy chứng nhận (Hoặc giấy khen) và tiền thưởng:

* Đối với giáo viên:

- Giải cá nhân

+ Giải nhất: 150.000đ/cuộc thi.

+ Giải nhì: 100.000 đ/cuộc thi.

+ Giải ba: 70.000 đ/cuộc thi.

+ Giải khuyến khích: 50.000 đ/cuộc thi.

- Giải tập thể:

+ Giải nhất: 300.000đ/cuộc thi.

+ Giải nhì: 200.000 đ/cuộc thi.

+ Giải ba: 150.000 đ/cuộc thi.

+ Giải khuyến khích: 80.000 đ/cuộc thi.

* Đối với học sinh đạt giải:

- Giải tập thể:

+ Giải nhất: 100.000 đ/cuộc thi.

+ Giải nhì: 80.000đ/ cuộc thi

+ Giải ba: 60.000 đ/cuộc thi.

+ Giải khuyến khích: 40.000 đ/cuộc thi.

- Giải cá nhân:

+ Giải nhất: 60.000 đ/cuộc thi.

+ Giải nhì: 50.000 đ/cuộc thi.

+ Giải ba: 40.000 đ/cuộc thi

+ Giải khuyến khích: 30.000đ/cuộc thi

* Riêng đối với thi Giáo viên gỏi cấp trường

- Giáo viên đạt giáo viên giỏi cấp trường:

+ Mức thưởng: 200.000đ/người.

+ Ngoài ra còn giấy chứng nhận đạt giáo viên giỏi

e. Đối với các cuộc thi giáo viên giỏi, giáo viên chủ nhiệm giỏi, thi viết chữ đẹp,...: Chi chấm tiết dự giờ, chấm đề tài, chấm bài nghiệp vụ kiến thức:

+ Chấm tiết dự giờ: 15.000đ/tiết x số tiết x số người dự giờ

+ Chấm đề tài: 20.000đ/đề tài x số người chấm.

+ Chấm bài thi nghiệp vụ, kiến thức: 3.000đ/bài x số bài x số người chấm.

14.2. Tham gia các cuộc giao lưu cấp huyện (giáo viên tập luyện và học sinh ôn luyện): Văn toán tuổi thơ, giao lưu tiếng việt của chúng em, viết và trình bày bài đẹp, giao lưu olympic các môn học, giao lưu tiếng anh v.v...... Thanh toán tiền bồi dưỡng đội tuyển ôn luyện, chi hỗ trợ ngày tham gia thi và tiền xe đi lại:

- Chi ôn luyện: 15.000đ/ ngày/người

- Chi tiền xe đi lại (Đối với CBGV và học sinh): 50.000đ/lượt

- Chi tiền ăn ngày giao lưu: 60.000đ/ngày

- Chi khác (văn phòng phẩm, hàng hóa, công cụ phục vụ các cuộc giao lưu) nếu có: Tùy tình hình thực tế thanh toán trên tinh thần tiết kiệm.

14.3. Tổ chức các chuyên đề cấp trường, cấp cụm, cấp huyện: Để bồi dưỡng chuyên môn nâng cao kiến thức nghiệp vụ cho giáo viên, chi văn phòng phẩm theo dự trù thực tế, chứng từ trên tinh thần tiết kiệm:

+ Chi cho tiết giảng chuyên đề: 150.000đ/tiết

+ Chi cho báo cáo chuyên đề: 100.000đ/ báo cáo.

+ Chi giải khát cho CB, GV tham dự chuyên đề không quá 20.000đ /người / ngày /chuyên đề.

+ Chi bồi dưỡng học sinh tham gia các tiết chuyên đề: 10.000đ/HS/chuyên đề.

+ Chi văn phòng phẩm, đồ dùng phục vụ chuyên đề theo dự trù thực tế trên tinh thần tiết kiệm.

+ Trang trí khánh tiết không quá 300.000đ/lần tổ chức chuyên đề.

14.4. Chi phí làm đồ dùng dạy học :

Nhà trường được cấp thiết bị và đồ dùng phục vụ giảng dạy và học tập song không thể đáp ứng được khối lượng chương trình của năm học cho dù giáo viên đã tự tạo thêm đồ dùng. Chuyên môn nhà trường căn cứ vào tính chất cụ thể các đồ dùng phục vụ các môn học xây dựng dự trù kinh phí trình thủ trưởng đơn vị phê duyệt và thanh toán trên tinh thần tiết kiệm .Mua sách tài liệu chuyên môn, mua vật tư và in ấn tài liệu phục vụ cho chuyên môn thanh toán theo hoá đơn thực tế.

14.5. Chi khen thưởng học sinh cuối năm học

- Đạt danh hiệu Hoàn thành Xuất sắc nhiệm vụ năm học: 01 giấy khen, 08 quyển vở /học sinh

- Đạt danh hiệu Hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học: 01 giấy khen, 05 quyển vở /học sinh

14.6. Tổ chức và tham gia các cuộc thi văn nghệ - TDTT cấp trường, cấp huyện của CBGV và học sinh: Các cuộc thi văn nghệ; Văn nghệ chào mừng; Văn nghệ ngành; Thi họa mi vàng của học sinh; Thi Liên đội giỏi;... Giải Việt giã, giải điền kinh học sinh; Giải bóng đá thiếu niên nhi đồng;... Theo hướng dẫn, điều lệ giải hoặc dự trù kinh phí và Quyết định của thủ trưởng đơn vị.

- Chi tập luyện: 15.000đ/ ngày/người

- Chi ngày biểu diễn, thi đấu: 80.000đ/ngày/người (Chi theo thực tế số ngày biểu diễn; thi đấu).

* Tổng số ngày tập luyện + biểu diễn hoặc thi được đấu hỗ trợ kính phí không quá 10 ngày.

- Chi tiền ngủ, tiền xe : Theo công văn hướng dẫn hoặc thực tế phát sinh.

- Dụng cụ thiết bị tập luyện, trang phục, Mĩ phẩm phục vụ văn hoá văn nghệ - TDTT căn cứ vào thực tế và dự trù kinh phí được thủ trưởng đơn vị phê duyệt.

14.7. Chi phí khác:

- Chi giáo viên, nhân viên tham gia lớp bồi dưỡng hè, chính trị 30.000đ/ngày.

- Chi bồi dưỡng CB-GV tham gia viết sáng kiến kinh nghiệm tham gia dự thi cấp huyện mức chi 100.000đ/1 sáng kiến kinh nghiệm.

- Chi bồi dưỡng cho CB-GV-CNV làm hồ sơ sổ sách phục vụ công tác thi đua, kiểm tra toàn diện, kiểm tra chuyên đề, kiểm tra trường học thân thiện,… mức trả 50.000 đ/ người/ ngày.

- Chi mua sắm hàng hóa, vật tư cho chuyên môn, Quần áo, bảo hộ lao động cho bộ phận chăm sóc bán trú,…chi theo thực tế trên tinh thần tiết kiệm.

- Chi trang phục cho giáo viên thể dục (theo năm học): 02 bộ quần áo thể thao dài tay, 02 đôi giầy thể thao, 04 đôi tất thể thao, 04 áo thể thao ngắn tay. Số tiền: không quá 3.000.000đ/năm học

- Chi các lớp mua sắm, sửa chữa cơ sở vật chất, trang trí lớp học: Nội dung và mức chi do thủ trưởng đơn vị quyết định.

- Chi viết tin bài cho trang Wed nhà trường: Đối với tin bài chi theo hình thức khoán:

+ Người viết tin bài: 50.000đ/ tin bài được duyệt

+ Người duyệt tin bài: 10.000đ/ tin bài.

+ Phụ cấp kiêm nhiệm cho quản trị viên phụ trách kỹ thuật: 100.000đ/ người/quý

- Chi các khoản chuyên môn khác phải có kế hoạch, dự trù và quyết định phê duyệt của thủ trưởng đơn vị thì được thanh toán theo quy định (mức chi tùy vào nội dung công việc).

Điều 15: Chi mua sắm tài sản cố định:

Nhà trường xem xét khi mua tài sản cố định, chỉ mua sắm tài sản cần thiết sử dụng theo đúng mục đích và yêu cầu công việc của từng tổ chức trong nhà trường.

Điều 16: Các nội dung chi khác:

16.1. Chi kỉ niệm các ngày lễ lớn, các khoản phí và lệ phí

- Chi làm băng rôn, khẩu hiệu kỷ niệm các ngày lễ lớn, các đợt phát động phong trào, các chiến dịch,…theo thực tế phát sinh trên tinh thần tiết kiệm.

- Các khoản phí và lệ phí phát sinh trong đơn vị

16.2. Chi tiếp khách

- Thực hiện theo Thông tư số 71/2018/TT-BTC ngày 10/08/2018 của Bộ Tài Chính Quy định chế độ tiếp khách nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam, chế độ chi tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam và chế độ tiếp khách trong nước và Nghị quyết 189/2019/NQ-HĐND ngày 30/07/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ninh Về việc quy định chế độ chi tiêu tiếp khách nước ngoài, chi tổ chức hội nghị quốc tế tại Việt Nam và chế độ chi tiếp khách trong nước.

Mức tiếp khách trong nước đến làm việc tại cơ quan:

- Chi giải khát: Mức chi tối đa: 30.000đ/buổi/người

- Chi mời cơm: Mức chi tối đa: 200.000 đồng/suất (Đã bao gồm đồ uống).

16.3. Một số khoản chi khác: Một số khoản chi khác phát sinh đột xuất do Thủ trưởng đơn vị quyết định cụ thể, mức chi tuỳ theo tính chất nội dung công việc….. như:

- Chi làm băng rôn, khẩu hiệu kỷ niệm các ngày lễ lớn, các đợt phát động phong trào, các chiến dịch,…

- Các khoản phí và lệ phí phát sinh trong đơn vị.

- Chi hỗ trợ học sinh tổ chức ngày Quốc tế thiếu nhi, tổ chức trung thu.

- Chi hỗ trợ hoạt động của công đoàn, đoàn thể nhà trường mức chi tùy tính chất công việc

- Chi cho ban kiểm kê tài sản (nếu có): 50.000đ/ngày.

- Chi các khoản chi phát sinh khác theo thực tế phát sinh.

Điều 17: Kinh phí tiết kiệm

17.1 Xác định kinh phí tiết kiệm

Căn cứ nghị định số 60/2021/NĐ-CP, ngày 21/6/2021 của chính phủ “ Quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập.

Căn cứ thông tư số 56/2022/TT-BTC ngày 16/9/2022 của Bộ tài chính hướng dẫn một số nội dung về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập; xử lý tài sản, tài chính khi tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập.

Kết thúc năm tài chính, sau khi hạch toán đầy đủ các khoản thu, chi phí thường xuyên giao tự chủ, trích khấu hao tài sản cố định (nếu có), trích lập nguồn cải cách tiền lương theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 20 Nghị định 60/2021/NĐ-CP, nộp thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước theo quy định, phần chênh lệch thu lớn hơn chi hoạt động thường xuyên giao tự chủ (nếu có) được xác định là kinh phí chi thường xuyên tiết kiệm được.

Về tạm chi thu nhập tăng thêm, chi phúc lợi và chi khen thưởng:

Căn cứ dự toán thu, chi của năm; kết quả hoạt động tài chính quý trước (trong trường hợp quý đầu tiên của năm kế hoạch, đơn vị căn cứ vào kết quả hoạt động tài chính của quý IV năm trước liền kề), trường hợp xét thấy đơn vị có khả năng tiết kiệm được kinh phí; thủ trưởng đơn vị quyết định:

- Tạm chi trước thu nhập tăng thêm cho người lao động theo quy định và quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị; mức tạm chi hàng quý của đơn vị tối đa không quá 20% quỹ tiền lương một quý của đơn vị;

- Tạm chi trước đối với các hoạt động phúc lợi, chi khen thưởng định kỳ hoặc đột xuất cho tập thể, cá nhân;

- Kết thúc năm ngân sách, trước ngày 31 tháng 01 năm sau, đơn vị tự xác định số kinh phí tiết kiệm được :

+ Trường hợp đơn vị đã tạm chi vượt quá số kinh phí tiết kiệm được theo quy định thì phải giảm trừ vào quỹ dự phòng ổn định thu nhập của đơn vị ( nếu có ) hoặc giảm trừ vào số tiết kiệm của năm sau hoặc trừ vào Quỹ tiền lương năm sau của đơn vị (nếu đơn vị không có số tiết kiệm của năm sau );

+ Trường hợp đơn vị đã tạm chi thấp hơn số kinh phí tiết kiệm trong năm, đơn vị được tiếp tục chi trả thu nhập tăng thêm cho người lao động, chi khen thưởng, chi phúc lợi hoặc để trích lập quỹ dự phòng ổn định thu nhập cho người lao động theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị;

+ Sau khi quyết toán năm của đơn vị được cấp có thẩm quyền phê duyệt, trường hợp số kinh phí thực hiện tiết kiệm cao hơn số đơn vị tự xác định, đơn vị được tiếp tục chi trả thu nhập tăng thêm hoặc chi các hoạt động phúc lợi, chi khen thưởng theo chế độ quy định. Trường hợp số số kinh phí thực hiện tiết kiệm thấp hơn số đơn vị tự xác định, căn cứ vào quyết định của cơ quan có thẩm quyền và đề nghị của đơn vị, Kho bạc nhà nước làm thủ tục thu hồi bằng cách trừ vào kinh phí tiết kiệm năm tiếp theo của đơn vị.

17.2 Nội dung sử dụng kinh phí tiết kiệm được:

Cuối năm tài chính sau khi xác định số kinh phí tiết kiệm được, thủ trưởng đơn vị quyết định sử dụng kinh phí chi thường xuyên tiết kiệm được theo thứ tự như sau :

17.2.1. Chi thu nhập tăng thêm:

Chi thu nhập bình quân tăng thêm cho viên chức, người lao động tối đa không quá 0,3 lần quỹ tiền lương cơ bản của viên chức, người lao động theo nguyên tắc phải gắn với hiệu quả, kết quả công việc của từng người.

- Đơn vị tổ chức bình xét phân loại, hoặc căn cứ vào thời gian, trách nhiệm, chức trách nhiệm vụ và công việc khác được giao, căn cứ vào xếp loại thi đua năm học liền trước để xác định đánh giá tiêu chuẩn xếp loại theo các mức sau:

+ A: Hoàn thành thành tốt nhiệm vụ được giao, kết quả công việc được xếp loại tốt. Xếp loại từ lao động tiên tiến trở lên.

+ B: Hoàn thành nhiệm vụ được giao.

+ C: Hoàn thành nhiệm vụ được giao nhưng còn hạn chế về năng lực.

+ D: Không hoàn thành nhiệm vụ xếp loại kém.

Hệ số điều chỉnh tăng thêm

+ Xếp loại A không quá 1,0 lần

+ Xếp loại B Không quá 0,9 lần

+ Xếp loại C không quá 0,8 lần

+ Xếp loại D : 0,0 lần

- Đối với những trường hợp chuyển đi, chuyển đến, nghỉ hưu, thôi việc, tuyển dụng,… trong năm thì căn cứ vào kết quả làm việc trong thời gian tại đơn vị, Ban giám hiệu mở rộng thống nhất xếp loại và chi theo thực tế số tháng làm việc tại đơn vị hoặc chi hỗ trợ tương đương với mức xếp loại.

17.2.2 Chi khen thưởng và chi phúc lợi:

a, Chi khen thưởng:

Căn cứ Nghị định số 98/2023/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng.

- Chi khen thưởng cho tập thể và các cá nhân có thành tích: Hàng năm các cán bộ giáo viên trong Tổ và Ban giám hiệu mở rộng họp bình xét thi đua khen thưởng.

- Ngoài các hình thức khen thưởng mà đơn vị đã đề nghị cấp trên khen thưởng. Để động viên các tập thể và cá nhân có nhiều cố gắng trong năm học, Ban giám hiệu cùng ban chấp hành công đoàn tiến hành họp xét khen thưởng như: Tổ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học, Cá nhân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học,…để khen thưởng vào cuối năm học

Mức khen thưởng cụ thể

+ Tổ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học: 300.000đ/tổ,

+ Cá nhân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học: 150.000đ

- Khen thưởng đột xuất các cá nhân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ theo đợt, hoặc theo các cuộc thi: Mức chi do Thủ trưởng đơn vị quyết định

b, Chi phúc lợi tập thể:

- Chi tham quan học tập trong nước, Chi các ngày lễ tết trong năm (Tết âm lịch, Tết dương lịch, ngày 8/3, Giỗ tổ Hùng vương 10/3 âm lịch, ngày giải phóng miền nam 30/4 và quốc tế lao động 01/5, ngày 02/9, ngày 20/10; 20/11; …) căn cứ vào tình hình kinh phí, thủ trưởng đơn vị và BCH công đoàn quyết định.

- Mức chi hỗ trợ : Tối thiểu: 300.000đ, tối đa: 2.000.000đ/ngày/người

- Chi trợ cấp khó khăn đột xuất (bản thân ốm dài ngày, tai nạn rủi ro, bệnh hiểm nghèo,...), mức trợ cấp: 500.000đ - 1.000.000đ/1lần do thủ trưởng đơn vị quyết định sau khi thống nhất với công đoàn.

- Chi hỗ trợ cho giáo viên hợp đồng, giáo viên nghỉ hưu: Tương đương mức xếp loại Thu nhập tăng thêm cùng kỳ hoặc Quyết định của Thủ trưởng đơn vị và BCH công đoàn.

Số kinh phí tiết kiệm được, cuối năm chưa sử dụng hết được chuyển sang năm sau tiếp tục sử dụng.

CHƯƠNG III - KINH PHÍ KHÔNG GIAO THỰC HIỆN TỰ CHỦ

Các khoản chi ngoài định mức, chế độ chính sách cho giáo viên và học sinh ( Được giao cụ thể theo từng nhiệm vụ chi và chi theo các văn bản quy định).

CHƯƠNG IV: TỔ CHỨC THỰC HIỆN

- Quy chế chi tiêu nội bộ năm 2024 của Trường Tiểu học Hoành Mô được triển khai thực hiện sau khi tổ chức công đoàn có ý kiến và tham gia bằng văn bản và được toàn thể cán bộ giáo viên trong nhà trường thông qua.

- Quy chế này được sử dụng trong năm ngân sách 2024, và là cơ sở để Ban giám hiệu trường quản lý điều hành chi tiêu nội bộ, quản lý tài sản công, làm căn cứ để toàn thể CBGV - CNV trong nhà trường thực hiện, kho Bạc Nhà Nước kiểm soát chi./.

BCH Công đoàn Thủ trưởng đơn vị

( Ký tên, đóng dấu) ( Ký tên, đóng dấu)

 

Lý Thành Chung Nguyễn Xuân Khuyến

Nơi nhận

- Kho bạc Nhà nước

- Phòng Giáo dục và Đào tạo

- Công đoàn

- Kế toán

- Lưu trường.

QUY CHẾ CHI TIÊU NỘI BỘ NĂM 2024

( Ban hành kèm theo Quyết định số: 15/QĐ-THHM ngày 15 tháng 01 năm 2024 của Trường Tiểu học Hoành Mô )

CHƯƠNG I: QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Đặc điểm tình hình:

Trường Tiểu học Hoành Mô là đơn vị HCSN thuộc quản lý của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Bình Liêu. Trường thực hiện tự chủ về tài chính giai đoạn 2023-2026 ( Đơn vị nhóm 4 ) theo quyết định 128/QĐ-UBND ngày 18/01/2023, tổ chức bộ máy;..... Trường Tiểu học Hoành Mô đóng trên địa bàn xã Hoành Mô là một xã thuộc vùng giáp biên giới, Vì vậy, việc huy động nguồn vốn xã hội hóa gặp nhiều khó khăn.

Về biên chế: Hiện nay, Trường Tiểu học Hoành Mô gồm

-Cán bộ giáo viên, nhân viên: Được giao: 46 ( Trong đó: Biên chế có mặt 41 biên chế chính thức; Biên chế dự phòng 05 (trong chỉ tiêu biên chế )

-Hợp đồng bảo vệ, quản sinh, cấp dưỡng: 14

Điều 2. Mục đích của việc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ nhằm:

- Đơn vị xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ để chủ động sử dụng nguồn tài chính đúng mục đích, tiết kiệm và có hiệu quả, đồng thời công khai minh bạch các hoạt động thu chi.

-Tạo quyền chủ động cho Hiệu trưởng trường trong việc quản lý và điều hành chi tiêu tài chính của đơn vị.

- Tạo quyền chủ động cho cán bộ giáo viên, công nhân viên chức trong đơn vị hoàn thành nhiệm vụ được giao.

- Là căn cứ để quản lý, thanh toán các khoản chi tiêu trong đơn vị, thực hiện sự kiểm soát của Kho bạc nhà nước, cơ quan quản lý cấp trên, cơ quan tài chính và các cơ quan thanh tra, kiểm soát theo quy định.

- Quản lý và Sử dụng tài sản đúng mục đích, có hiệu quả.

- Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý chi tiêu, nâng cao hiệu quả sử dụng kinh phí, tăng thu nhập cho cán bộ giáo viên, công nhân viên chức của trường.

- Công bằng trong trường, tiết kiệm chi phí, thu hút và giữ được những người có năng lực trong đơn vị.

Điều 3. Nguyên tắc xây dựng quy chế:

- Quy chế chi tiêu Nội Bộ không vượt quá chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tài chính hiện hành do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. Mọi nội dung chi tiêu phải đảm bảo có đủ hoá đơn chứng từ hợp pháp.

- Phù hợp với đặc điểm hoạt động của đơn vị.

- Đảm bảo cho cán bộ, giáo viên, công nhân viên hoàn thành nhiệm vụ được giao, đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho người lao động.

- Quy chế này được thảo luận rộng rãi, dân chủ, công khai trong trường và được tổ chức công đoàn trong trường tham gia bằng văn bản.

CHƯƠNG II: NỘI DUNG XÂY DỰNG QUY CHẾ CHI TIÊU NỘI BỘ

I. KINH PHÍ THỰC HIỆN TỰ CHỦ:

Điều 4: Tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp lương.

a, Tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp lương

- Căn cứ vào chế độ tiền lương ngạch bậc và các khoản phụ cấp theo lương, hệ số lương theo tiêu chuẩn chức danh viên chức, ngày công, công việc của từng cán bộ viên chức trong nhà trường, trả thu nhập cho CBGV-CNV thường xuyên, đầy đủ theo tháng .

- Kinh phí chi cho Giáo viên dạy lớp ghép: Thực hiện theo Quyết định số 15/2010/QĐ-TTg ngày 03/03/2010 của Thủ tướng chính phủ.

+ Giáo viên dạy lớp ghép hai trình độ, mỗi tháng được hưởng thêm 50% tiền lương của tháng giảng dạy;

+ Giáo viên dạy lớp ghép ba trình độ trở lên, mỗi tháng được hưởng thêm 75% tiền lương của tháng giảng dạy.

+ Phụ cấp dạy lớp ghép được tính trả trên cơ sở tiền lương tháng của giáo viên: Tiền lương tháng của giáo viên = [hệ số lượng theo ngạch, bậc hiện hưởng + phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có) + phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) + hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có)] x mức lương tối thiểu chung.

- Chi tiền công cho bảo vệ và vệ sinh khoán gọn: Từ 500.000đ - 4.000.000đ/tháng/người.

- Chi tiền công hợp đồng lao động ( Trong chỉ tiêu biên chế ) theo Nghị định 111/2022 /NQ-CP, ngày 30/12/2022 của Chính phủ về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập .

Về mức chi : Tiền công chi trả khoán : 6.000.000đ và 8.600.000đ ( Bao gồm các khoản cá nhân phải đóng BHXH, BHYT, BHTN và KPCĐ theo luật lao động )

b, Phụ cấp làm thêm giờ

1. Căn cứ thực hiện

Bộ luật Lao động số 45/2019/QH14 ngày 20/11/2019 chính thức có hiệu lực từ 01/01/2021.

Nghị định số 145/2020/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2020 của chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của bộ luật lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động.

Thông tư liên tịch số 07/2013/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC ngày 08 tháng 03 năm 2013 Hướng dẫn thực hiện chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập.

Thông tư 28/2009/TT-BGD&ĐT ngày 21/10/2009 quy định về chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông.

Thông tư 15/2017/TT-BGD ngày 09/06/2017 sửa đổi bổ sung một số điều của quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 28/2009/TT-BGD&ĐT

2. Các trường hợp được tính trả thêm giờ

- Giáo viên dạy thêm giờ: Do đặc thù của công việc, theo sự phân công của cấp trên một số giáo viên đi công tác, đi học; một số giáo viên nghỉ ốm; nghỉ thai sản; … theo chế độ, nếu dạy thay quá số giờ quy định thì được thanh toán theo chế độ hiện hành.

- Các trường hợp giáo viên kiêm nhiệm: Nếu dạy vượt quá định mức quy định tại Thông tư 28/2009/TT-BGD&ĐT và Thông tư 15/2017/TT-BGD thì được thanh toán theo số giờ thực tế.

- Ngoài ra cán bộ, giáo viên được phân công làm thêm việc đột xuất ( Nhập dữ liệu phổ cấp; phần mềm quản lý trường học; Epmis, EQMS, SMAS,…); trực tết; trực nghỉ lễ tính thêm giờ theo thức tế số giờ làm thêm.

3. Tiền lương làm căn cứ tính thêm giờ:

- Lương ngạch bậc, lương khoán.

- Các khoản phụ cấp: Phụ cấp chức vụ, Phụ cấp Thâm niên vượt khung (nếu có).

Điều 5: Phúc lợi tập thể

5.1. Tiền tàu xe nghỉ phép năm

1. Căn cứ thực hiện

- Thông tư 141/2011/TT-BTC ngày 20/10/2011 của Bộ tài chính Quy định về chế độ thanh toán tiền nghỉ phép hàng năm đối với cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng làm việc trong các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập

- Thông tư 57/2014/TT-BTC ngày 06/05/2014 của Bộ tài chính Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 141/2011 Quy định về chế độ thanh toán tiền nghỉ phép hang năm đối với cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng làm việc trong các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập

2. Đối tượng được thanh toán tiền nghỉ phép năm

- Cán bộ, công chức là người miền xuôi công tác tại đơn vị được thủ trưởng cơ quan, đơn vị đồng ý cấp giấy cho đi nghỉ phép năm về thăm gia đình, cha mẹ, vợ hoặc chồng, con hoặc thăm quê quán.

3. Chế độ thanh toán tiền phương tiện đi lại; tiền phụ cấp đi đường khi nghỉ phép hàng năm.

- Thanh toán tiền tàu xe: Theo giá cước vận tải hành khách tại thời điểm nghỉ phép. Đối với những đoạn đường không có phương tiện vận tải của tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải hành khách theo quy định của pháp luật mà người đi nghỉ phép phải thuê phương tiện vận tải khác thì thủ trưởng đơn vị xem xét quyết định cho thanh toán tiền thuê phương tiện mà người đi nghỉ phép đã thuê theo số ki-lô-mét thực đi và được khoán số tiền bằng 0,2 lít xăng/km (Theo mục 10.1 Điều 10).

- Thanh toán tiền phụ cấp đi đường (tương đương với mức phụ cấp lưu trú theo chế độ công tác phí hiện hành).

5.2. Chi khác

- Tiền chè nước,giấy vệ sinh, hoa quả, bánh kẹo ... và các khoản khác trong đơn vị: Thanh toán theo thực tế phát sinh và quyết định của thủ trưởng đơn vị.

- Chi hỗ trợ cán bộ, giáo viên các ngày lễ tết, ngày kỷ niệm của ngành.

Điều 6: Các khoản thanh toán cho cá nhân

- Chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, giáo viên khi đơn vị xác định được số kinh phí tiết kiệm.

- Chi bồi dưỡng đối với giáo viên thể dục: Thực hiện theo Quyết định số 51/2012/QĐ-TTg ngày 16/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ.

+ Chế độ bồi dưỡng được chi trả bằng tiền và được tính bằng 01% mức lương tối thiểu chung cho 01 tiết giảng thực hành.

- Các khoản chi thanh toán cho cá nhân khác theo thực tế.

Điều 7. Thanh toán dịch vụ công cộng, thông tin tuyên truyền liên lạc

- Thanh toán tiền điện, tiền nước, tiền vệ sinh môi trường và các khoản chi khác theo thực tế.

- Cước phí điện thoại, thuê bao cáp truyền hình, cước phí internet, đường truyền mạng, sách báo, tạp chí thư viện,… thanh toán theo thực tế.

Điều 8: Văn phòng phẩm

8.1. Văn phòng phẩm cho bộ phận hành chính:

- Giấy A4, mực in, mực photo; cặp tài liệu, phô tô văn bản, mua sắm công cụ, dụng cụ văn phòng và vật tư văn phòng khác sử dụng theo đúng mục đích và yêu cầu công việc của từng tổ chức, bộ phận trong Nhà trường thanh toán trên tinh thần tiết kiệm.

8.2 Văn phòng phẩm cho giáo viên:

* Hình thức chi: Khoán theo năm học

* Định mức: 400.000đ/người/năm học.

* Ngoài ra sổ sách, giáo án,…của giáo viên theo yêu cầu của chuyên môn: Chi thực tế theo hướng dẫn của Phòng Giáo dục và Đào tạo

Điều 9: Chế độ chi hội nghị

Căn cứ Thông tư số 40/2017/TT-BTC ngày 28/4/2017 của Bộ Tài Chính quy định chế độ công tác phí, chế độ hội nghị và Nghị quyết số 58/2017/NQ-HĐND ngày 07/7/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ninh Về việc quy định mức chi công tác phí, chi hội nghị đối với cơ quan nhà nước , đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức hội sử dụng kinh phí do ngân sách nhà nước hỗ trợ thuộc địa phương quản lý trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh và Công văn số 5806/UBND –TM3 ngày 9/8/2017 V/v thực hiện chế độ công tác phí chế độ hội nghị.

- Theo tính chất của nghành Giáo dục trong năm tổ chức một số hội nghị như: Sơ kết, tổng kết năm học, Khai giảng , Hội nghị viên chức lao động, Tọa đàm ngày 08/03; 20/10;20/11; Tổ chức các hoạt động Đoàn, Đội;…

* Mức chi tổ chức hội nghị

- Trang trí khánh tiết:

+ Theo hình thức khoán: 500.000đ/cuộc.

+ Theo thực tế: Các hội nghị quan trọng tổ chức ngoài trời ( Khai giảng, tổng kết năm học, … tổ chức ngoài sân trường): Chi theo thực tế được thủ trưởng đơn vị phê duyệt.

- Hoa tươi không quá: 500.000đ/ cuộc.

- Chi giải khát giữa giờ: 20.000 đồng/1 buổi/người.

- Chi tiền ăn cho đại biểu là khách mời không trong danh sách trả lương của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập theo mức khoán: 100.000 đồng/ngày/người.

- Tiền tài liệu hội nghị thanh toán theo tinh thần tiết kiệm.

Điều 10: Chế độ công tác phí:

Căn cứ Thông tư số 40/2017/TT-BTC ngày 28/4/2017 của Bộ tài chính Quy định chế độ công tác phí, chế độ hội nghị và Nghị quyết số 58/2017/NQ-HĐND ngày 07/7/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ninh về việc quy định mức chi công tác phí, chi hội nghị đối với cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức hội sử dụng kinh phí do ngân sách nhà nước hỗ trợ thuộc địa phương quản lý trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh và Công văn số 5806/UBND –TM3 ngày 9/8/2017 V/v thực hiện chế độ công tác phí chế độ hội nghị.

10.1. Tiền tàu, xe

Đi công tác cách trụ sở cơ quan từ 10 km trở lên (đối với các xã thuộc địa bàn kinh tế xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn theo các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ) và từ 15 km trở lên (đối với các xã còn lại) mà tự túc bằng phương tiện cá nhân của mình thì được thanh toán khoán tiền tự túc phương tiện bằng 0,2 lít xăng/km tính theo khoảng cách địa giới hành chính và giá xăng tại thời điểm đi công tác hoặc bằng tiền.

Quy định cụ thể:

- Đi công tác trong huyện:

+ Đi từ trường đến Thị trấn thanh toán: 30.000đ/ 1 lượt ;

+ Đi từ trường đến các xã Húc Động. Vô Ngại thanh toán: 40.000đ/ 1 lượt

- Đi công tác ngoài huyện: Thanh toán theo thực tế giá cước vận tải hành khách tại thời điểm đi công tác.

10.2 Phụ cấp lưu trú

*. Mức phụ cấp lưu trú:

- Điều kiện về khoảng cách tối thiểu từ trụ sở cơ quan đến nơi công tác để được hưởng phụ cấp lưu trú:

+ Trường hợp nơi đi hoặc nơi đến là xã, thị trấn thuộc vùng cao, miền núi khó khăn, vùng sâu: 15 Km

+ Các trường hợp còn lại: 20 km

* Quy định cụ thể:

- Mức phụ cấp 200.000đ/ngày trả cho người đi công tác (trừ đi công tác tại vùng biển đảo trong tỉnh) có ngủ lại qua đêm.

- Mức phụ cấp 150.000đ/ngày trả cho người đi công tác (trừ đi công tác tại vùng biển đảo trong tỉnh) đi và về trong ngày.

- Mức phụ cấp 250.000đ/ngày trả cho người đi công tác tại vùng biển đảo trong tỉnh. Vùng biển đảo trong tỉnh gồm: huyện Cô Tô, các xã Thắng Lợi, Ngọc Vừng, Quan Lạn, Minh Châu, Bản Sen huyện Vân Đồn, xã Cái Chiên huyện Hải Hà, các xã Vĩnh Trung, Vĩnh Thực thành phố Móng Cái (áp dụng cho cả những ngày làm việc trên đảo, những ngày đi, về trên biển)

- Đi công tác trong huyện: Mức phụ cấp lưu trú (cách trường 15km trở lên) cụ thể:

+ Mức phụ cấp 150.000đ/ ngày đi và về tại xã Húc Động. Vô Ngại

- Đi công tác ngoài huyện, trong tỉnh: Thời gian hưởng phụ cấp lưu trú theo công thức cộng 1 (Được cộng 01 ngày đi trước, hoặc 01 ngày về sau)

10.3. Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác

10.3.1. Thanh toán theo hình thức khoán:

- Đi công tác ở quận, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương và thành phố là đô thị loại I thuộc tỉnh, mức khoán: 450.000 đồng/ngày/người.

- Đi công tác tại huyện, thị xã thuộc thành phố trực thuộc trung ương, tại thị xã, thành phố còn lại thuộc tỉnh, mức khoán: 350.000 đồng/ngày/người.

- Đi công tác tại các vùng còn lại, mức khoán: 300.000 đồng/ngày/người.

10.3.2. Thanh toán theo hoá đơn thực tế:

Trong trường hợp người đi công tác không nhận thanh toán theo hình thức khoán thì được thanh toán theo giá thuê phòng thực tế (có hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật) do thủ trưởng cơ quan, đơn vị duyệt theo tiêu chuẩn thuê phòng như sau:

a) Đi công tác tại các quận, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương và thành phố là đô thị loại I thuộc tỉnh:

- Được thanh toán mức giá thuê phòng ngủ là 1.000.000 đồng/ngày/phòng theo tiêu chuẩn 2 người/phòng.

b) Đi công tác tại các vùng còn lại:

- Được thanh toán mức giá thuê phòng ngủ là 700.000 đồng/ngày/phòng theo tiêu chuẩn 2 người/phòng.

c) Trường hợp người đi công tác thuộc đối tượng thuê phòng nghỉ theo tiêu chuẩn 2 người/phòng đi công tác một mình hoặc đoàn công tác có lẻ người hoặc lẻ người khác giới, thì được thuê phòng riêng theo mức giá thuê phòng thực tế nhưng tối đa không được vượt mức tiền thuê phòng của những người đi cùng đoàn (theo tiêu chuẩn 2 người/phòng);

d) Trường hợp người đi công tác thuộc đối tượng thuê phòng nghỉ theo tiêu chuẩn 2 người/phòng đi công tác cùng đoàn với các chức danh lãnh đạo có tiêu chuẩn thuê phòng khách sạn 1 người/phòng, thì người đi công tác được thanh toán theo mức giá thuê phòng thực tế của loại phòng tiêu chuẩn (phòng Standard) tại khách sạn nơi các chức danh lãnh đạo nghỉ và theo tiêu chuẩn 2 người/phòng;

đ) Các mức chi thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại khoản này là mức chi đã bao gồm các khoản thuế, phí (nếu có) theo quy định của pháp luật.

10.3.3. Trường hợp người đi công tác do phải hoàn thành công việc đến cuối ngày, hoặc do chỉ đăng ký được phương tiện đi lại (vé máy bay, tàu hoả, ô tô) từ 18h đến 24h cùng ngày, thì được thanh toán tiền nghỉ của nửa ngày nghỉ thêm (bao gồm cả hình thức thanh toán khoán và thanh toán theo hóa đơn thực tế) tối đa bằng 50% mức thanh toán khoán tiền thuê phòng nghỉ tương ứng của từng đối tượng; không thanh toán khoản tiền khoán thuê phòng nghỉ trong thời gian đi qua đêm trên tàu hỏa, thuyền, tàu thủy, máy bay, ô tô và các phương tiện đi lại khác.

10.4. Thanh toán khoán tiền công tác phí theo tháng

10.4.1. Đối với cán bộ, viên chức lao động thường xuyên phải đi công tác lưu động trên 10 ngày/ tháng ( Như: Hiệu trưởng; Phó hiệu trưởng; Kế toán; Văn thư; Thủ quỹ;...); khoán mức 500.000 đồng/người/tháng .

10.4.2. Các đối tượng được hưởng khoán tiền công tác phí theo tháng nếu được cấp có thẩm quyền cử đi thực hiện nhiệm vụ theo các đợt công tác cụ thể, thì được thanh toán chế độ công tác phí theo quy định; đồng thời vẫn được hưởng khoản tiền công tác phí khoán theo tháng.

10.5. Đi công tác theo đoàn công tác phối hợp liên ngành, liên cơ quan

10.5.1. Trường hợp cơ quan, đơn vị có nhu cầu trưng tập cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc cơ quan, đơn vị khác đi phối hợp công tác liên ngành nhằm thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị đó; trưng tập tham gia các đề tài nghiên cứu cơ bản thì cơ quan, đơn vị chủ trì đoàn công tác có trách nhiệm thanh toán toàn bộ chi phí cho đoàn công tác gồm: Tiền chi phí đi lại, phụ cấp lưu trú, tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác theo mức chi quy định tại quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan, đơn vị chủ trì.

10.5.2. Trường hợp đi công tác theo đoàn phối hợp liên ngành, liên cơ quan do thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cấp trên triệu tập trưng dụng hoặc phối hợp để cùng thực hiện các phần việc thuộc nhiệm vụ chính trị của mỗi cơ quan, đơn vị thì cơ quan, đơn vị chủ trì đoàn công tác chịu trách nhiệm chi tiền chi phí đi lại cho người đi công tác trong đoàn. Trường hợp các cá nhân thuộc thành phần đoàn công tác không đi tập trung theo đoàn đến nơi công tác thì cơ quan, đơn vị cử người đi công tác thanh toán tiền chi phí đi lại cho người đi công tác.

Ngoài ra, cơ quan, đơn vị cử người đi công tác có trách nhiệm thanh toán tiền phụ cấp lưu trú, tiền thuê phòng nghỉ cho người thuộc cơ quan mình cử đi công tác.

10.5.3. Văn bản trưng tập (giấy mời, công văn mời) cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc các cơ quan, đơn vị khác đi công tác phải ghi rõ trách nhiệm thanh toán các khoản chi phí cho chuyến đi công tác của mỗi cơ quan, đơn vị.

10.6. Chứng từ thanh toán công tác phí

- Giấy đi đường của người đi công tác có đóng dấu xác nhận của cơ quan, đơn vị nơi đến công tác (hoặc của khách sạn, nhà khách nơi lưu trú).

- Văn bản hoặc kế hoạch công tác đã được thủ trưởng cơ quan, đơn vị phê duyệt; công văn; giấy mời; văn bản trưng tập tham gia đoàn công tác.

- Hóa đơn; chứng từ mua vé hợp pháp theo quy định của pháp luật khi đi công tác bằng các phương tiện giao thông hoặc giấy biên nhận của chủ phương tiện.

- Hóa đơn, chứng từ thuê phòng nghỉ hợp pháp theo quy định của pháp luật (áp dụng khi thanh toán tiền thuê phòng nghỉ theo hóa đơn thực tế).

Điều 11: Đào tạo bồi dưỡng cán bộ, viên chức

Căn cứ Thông tư 36/2018/TT-BTC ngày 30/3/2018 của Bộ Tài Chính hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.

Quyết định 323/QĐ-BTC ngày 01/3/2019 của Bộ Tài Chính về việc đính chính Thông tư 36/2018/TT-BTC.

Thông tư 06/2023/TT-BTC ngày 31/01/2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 36/2018/TT-BTC ngày 30/3/2018 của Bộ Tài Chính hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.

- Kinh phí mua tài liệu học tập bắt buộc: Theo hóa đơn thực tế

- Hỗ trợ tiền ăn trong thời gian đi học tập trung: 100.000đ/ngày

- Hỗ trợ kinh phí đi lại từ cơ quan đến nơi học tập (Một lượt đi và về, nghỉ lễ, nghỉ tết): Theo giá vé tàu xe vận tải hành khách công cộng tại thời điểm đi đào tạo, bồi dưỡng.

- Chi thanh toán tiền thuê chỗ nghỉ cho cán bộ, công chức, viên chức trong những ngày đi tập trung học tại cơ sở đào tạo (trong trường hợp cơ sở đào tạo và đơn vị tổ chức đào tạo xác nhận không bố trí được chỗ nghỉ): 250.000đ/ ngày

Điều 12: Chi phí thuê mướn

-Thuê phương tiện vận chuyển, thuê lao động trong nước, thuê đào tạo lại cán bộ, các chi phí thuê mướn khác thanh toán theo thực tế và quyết định của thủ trưởng đơn vị.

Điều 13: Sửa chữa tài sản, thiết bị công nghệ thông tin và các công trình cơ sở hạ tầng khác

- Sửa chữa nhà cửa, tài sản và các thiết bị văn phòng, sửa chữa, thay thế đường điện, đường nước các điểm trường hư hỏng; các tài sản và các công trình hạ tầng cơ sở khác theo thực tế. Nội dung và mức chi do thủ trưởng đơn vị quyết định.

- Các tài sản, thiết bị công nghệ thông tin (Máy tính, máy in, máy pho tô,…) thực hiện bảo dưỡng định kỳ hàng tháng, khi hỏng hóc cần thay thế bộ phận phụ trách trình thủ trưởng đơn vị xem xét sửa chữa, thay thế.

- Các khoản sửa chữa, mua sắm tài sản thường xuyên tài sản phục vụ chuyên môn phải có dự trù cụ thể, được lãnh đạo đồng ý và thanh toán theo quy định hiện hành.

Điều 14: Thanh toán các khoản chi phí nghiệp vụ chuyên môn.

14.1. Tổ chức các kỳ thi, cuộc thi, hội thi:

Căn cứ Nghị Quyết số 07/2022/NQ-HĐND ngày 09/12/2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ninh Quy định nội dung, mức chi tổ chức các kỳ thi, cuộc thi, hội thi trong lĩnh vực giáo dục của tỉnh Quảng Ninh.

14.1.1. Định mức chi :

Kỳ thi, cuộc thi, hội thi tương ứng ở cấp trường, trong đó mức chi tiền công không vượt quá 60% mức chi đối với cấp tỉnh.

Trường Tiểu học Hoành Mô xây dựng nội dung định mức chi theo Phụ lục 2, cụ thể như sau:

PHỤ LỤC 2:

MỨC CHI TIỀN CÔNG, TIỀN BỒI DƯỠNG, TIỀN THƯỞNG TẠI CÁC CUỘC THI, HỘI THI TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC CỦA TỈNH QUẢNG NINH

(Kèm theo Nghị quyết số 07/2022/NQ-HĐND ngày 09 tháng 12 năm 2022 của HĐND tỉnh)

Đơn vị tính: đồng

TT Chức danh, nhiệm vụ Cấp tỉnh Tham gia

Cấp huyện Tổ chức

cấp trường

I Hội thi dành cho giáo viên

1 Ban tổ chức

a) Trưởng ban 490.000 150.000

b) Phó trưởng ban 440.000 140.000

c) Thành viên 390.000 120.000

d) Y tế, phục vụ, bảo vệ 200.000 50.000

2 Ban giám khảo

a) Trưởng ban 440.000 150.000

b) Phó trưởng ban 400.000 140.000

c) Trưởng tiểu ban 360.000 120.000

d) Thành viên 310.000 100.000

3 Ban thư ký -

a) Trưởng ban 400.000 140.000

b) Thành viên 310.000 100.000

4 Ban ra đề thi -

a) Trưởng ban 520.000 150.000

b) Thành viên 370.000 100.000

5 Giải thưởng:

a) Giải tập thể ( Theo khối lớp, theo điểm trường,…)

Giải nhất 250.000

Giải nhì 200.000

Giải ba 150.000

Giải khuyến khích 130.000

b) Giải cá nhân

* Đối với giáo viên đạt danh hiệu Giáo viên giỏi, giáo viên chủ nhiệm giỏi,… 200.000

* Hội thi viết chữ đẹp,…

- Giải nhất 150.000

- Giải nhì 140.000

- Giải ba 120.000

- Giải khuyến khích 100.000

II Hội thi dành cho học sinh

1 Chi cho công tác tổ chức thi

1.1. Ban chỉ đạo

a) Trưởng ban 490.000 150.000

b) Phó trưởng ban 440.000 140.000

c) Thành viên 390.000 120.000

1.2. Ban tổ chức

a) Trưởng ban 440.000 150.000

b) Phó trưởng ban 400.000 140.000

c) Thành viên 360.000 120.000

d) Công an, y tế, phục vụ, bảo vệ 200.000 50.000

1.3. Ban đề thi

a) Trưởng ban 520.000 150.000

b) Thành viên 370.000 100.000

1.4. Các tiểu ban

a) Trưởng tiểu ban 400.000 150.000

b) Phó trưởng tiểu ban 360.000 120.000

c) Giám sát, giám khảo, trọng tài chính 310.000 80.000

d) Trọng tài khác 250.000 60.000

2 Tổ chức đồng diễn, diễu hành, xếp chữ, xếp hình, chương trình nghệ thuật

2.1 Giáo viên quản lý, hướng dẫn 200.000 150.000 100.000

2.2. Học sinh tham gia

a) Luyện tập, tổng duyệt 60.000 50.000 30.000

b) Tham gia chính thức 80.000 60.000 40.000

3 Luyện tập, tham dự hội thi cấp trên

3.1. Đoàn chỉ đạo, hướng dẫn

a) Trưởng đoàn 390.000 150.000 100.000

b) Phó trưởng đoàn 380.000 120.000 80.000

c) Thành viên 360.000 100.000 60.000

3.2. Chế độ dinh dưỡng cho huấn luyện viên, vận động viên (Các giải thể thao, văn nghệ,…)

a) Trong những ngày tập luyện 150.000 60.000 40.000

b) Trong những ngày thi đấu 240.000 150.000 90.000

4 Thưởng cho học sinh đoạt giải/huy chương

4.1. Giải cá nhân

a) Nhất/Vàng 1.000.000 100.000

b) Nhì/Bạc 750.000 80.000

c) Ba/Đồng 500.000 60.000

d) Tư/Khuyến khích 250.000 40.000

4.2. Giải tập thể (nghìn đồng/giải)

a) Nhất/Vàng 2.000.000 300.000

b) Nhì Bạc 1.500.000 250.000

c) Ba/Đồng 1.000.000 200.000

d) Tư/Khuyến khích 500.000 150.000

III Cuộc thi khoa học, kỹ thuật

1 Ban tổ chức

a) Trưởng ban 490.000 420.000 180.000

b) Phó trưởng ban 440.000 380.000 160.000

c) Thành viên 390.000 330.000 150.000

d) Y tế, phục vụ, bảo vệ 200.000 200.000 80.000

2 Hội đồng thẩm định hồ sơ

a) Chủ tịch 440.000 380.000 150.000

b) Phó Chủ tịch 400.000 340.000 120.000

c) Thành viên 310.000 270.000 80.000

3 Ban giám khảo

a) Trưởng ban 440.000 380.000 150.000

b) Phó trưởng ban 400.000 340.000 120.000

c) Thành viên 310.000 270.000 80.000

Ghi chú:

- Đơn vị tính mức chi của các chức danh, nhiệm vụ là đồng/người/ngày.

- Định mức trên là tối đa, căn cứ tình hình kinh phí và tính chất từng cuộc, thủ trưởng đơn vị duyệt chi.

- Ngoài những nội dung chi trên, căn cứ tình hình thực tế thủ trưởng đơn vị quyết định duyệt chi hỗ trợ tiền xe đưa đón học sinh, tiền ngủ (Theo hóa đơn phòng nghỉ) và các chi phí hợp lý khác.

- Hỗ trợ Giáo viên, học sinh ôn luyện tham gia các cuộc thi, giao lưu:

+ Hỗ trợ giáo viên ôn luyện: 60.000đ/người/ngày (Không quá 10 ngày)

+ Hỗ trợ học sinh ôn luyện: 20.000đ/người/ngày (Không quá 10 ngày)

14.1.2 Chi văn phòng phẩm, khánh tiết, khen thưởng,…

a. Chi văn phòng phẩm, đồ dùng phục vụ thi: Theo dự trù cụ thể được thủ trưởng đơn vị duyệt chi.

b. Chi nước uống các cuộc thi, giao lưu: Thanh toán theo hóa đơn thực tế hoặc bảng kê mua hàng làm chứng từ thanh toán trên tinh thần tiết kiệm.

c. Trang trí khánh tiết cho hội thi, giao lưu:

- Theo hình thức khoán: 300.000đ/lần.

- Theo thực tế phát sinh: Theo dự trù được thủ trưởng đơn vị phê duyệt.

d. Chi khen thưởng giáo viên, học sinh tham gia các cuộc thi, giao lưu: 01 giấy chứng nhận (Hoặc giấy khen) và tiền thưởng:

* Đối với giáo viên:

- Giải cá nhân

+ Giải nhất: 150.000đ/cuộc thi.

+ Giải nhì: 100.000 đ/cuộc thi.

+ Giải ba: 70.000 đ/cuộc thi.

+ Giải khuyến khích: 50.000 đ/cuộc thi.

- Giải tập thể:

+ Giải nhất: 300.000đ/cuộc thi.

+ Giải nhì: 200.000 đ/cuộc thi.

+ Giải ba: 150.000 đ/cuộc thi.

+ Giải khuyến khích: 80.000 đ/cuộc thi.

* Đối với học sinh đạt giải:

- Giải tập thể:

+ Giải nhất: 100.000 đ/cuộc thi.

+ Giải nhì: 80.000đ/ cuộc thi

+ Giải ba: 60.000 đ/cuộc thi.

+ Giải khuyến khích: 40.000 đ/cuộc thi.

- Giải cá nhân:

+ Giải nhất: 60.000 đ/cuộc thi.

+ Giải nhì: 50.000 đ/cuộc thi.

+ Giải ba: 40.000 đ/cuộc thi

+ Giải khuyến khích: 30.000đ/cuộc thi

* Riêng đối với thi Giáo viên gỏi cấp trường

- Giáo viên đạt giáo viên giỏi cấp trường:

+ Mức thưởng: 200.000đ/người.

+ Ngoài ra còn giấy chứng nhận đạt giáo viên giỏi

e. Đối với các cuộc thi giáo viên giỏi, giáo viên chủ nhiệm giỏi, thi viết chữ đẹp,...: Chi chấm tiết dự giờ, chấm đề tài, chấm bài nghiệp vụ kiến thức:

+ Chấm tiết dự giờ: 15.000đ/tiết x số tiết x số người dự giờ

+ Chấm đề tài: 20.000đ/đề tài x số người chấm.

+ Chấm bài thi nghiệp vụ, kiến thức: 3.000đ/bài x số bài x số người chấm.

14.2. Tham gia các cuộc giao lưu cấp huyện (giáo viên tập luyện và học sinh ôn luyện): Văn toán tuổi thơ, giao lưu tiếng việt của chúng em, viết và trình bày bài đẹp, giao lưu olympic các môn học, giao lưu tiếng anh v.v...... Thanh toán tiền bồi dưỡng đội tuyển ôn luyện, chi hỗ trợ ngày tham gia thi và tiền xe đi lại:

- Chi ôn luyện: 15.000đ/ ngày/người

- Chi tiền xe đi lại (Đối với CBGV và học sinh): 50.000đ/lượt

- Chi tiền ăn ngày giao lưu: 60.000đ/ngày

- Chi khác (văn phòng phẩm, hàng hóa, công cụ phục vụ các cuộc giao lưu) nếu có: Tùy tình hình thực tế thanh toán trên tinh thần tiết kiệm.

14.3. Tổ chức các chuyên đề cấp trường, cấp cụm, cấp huyện: Để bồi dưỡng chuyên môn nâng cao kiến thức nghiệp vụ cho giáo viên, chi văn phòng phẩm theo dự trù thực tế, chứng từ trên tinh thần tiết kiệm:

+ Chi cho tiết giảng chuyên đề: 150.000đ/tiết

+ Chi cho báo cáo chuyên đề: 100.000đ/ báo cáo.

+ Chi giải khát cho CB, GV tham dự chuyên đề không quá 20.000đ /người / ngày /chuyên đề.

+ Chi bồi dưỡng học sinh tham gia các tiết chuyên đề: 10.000đ/HS/chuyên đề.

+ Chi văn phòng phẩm, đồ dùng phục vụ chuyên đề theo dự trù thực tế trên tinh thần tiết kiệm.

+ Trang trí khánh tiết không quá 300.000đ/lần tổ chức chuyên đề.

14.4. Chi phí làm đồ dùng dạy học :

Nhà trường được cấp thiết bị và đồ dùng phục vụ giảng dạy và học tập song không thể đáp ứng được khối lượng chương trình của năm học cho dù giáo viên đã tự tạo thêm đồ dùng. Chuyên môn nhà trường căn cứ vào tính chất cụ thể các đồ dùng phục vụ các môn học xây dựng dự trù kinh phí trình thủ trưởng đơn vị phê duyệt và thanh toán trên tinh thần tiết kiệm .Mua sách tài liệu chuyên môn, mua vật tư và in ấn tài liệu phục vụ cho chuyên môn thanh toán theo hoá đơn thực tế.

14.5. Chi khen thưởng học sinh cuối năm học

- Đạt danh hiệu Hoàn thành Xuất sắc nhiệm vụ năm học: 01 giấy khen, 08 quyển vở /học sinh

- Đạt danh hiệu Hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học: 01 giấy khen, 05 quyển vở /học sinh

14.6. Tổ chức và tham gia các cuộc thi văn nghệ - TDTT cấp trường, cấp huyện của CBGV và học sinh: Các cuộc thi văn nghệ; Văn nghệ chào mừng; Văn nghệ ngành; Thi họa mi vàng của học sinh; Thi Liên đội giỏi;... Giải Việt giã, giải điền kinh học sinh; Giải bóng đá thiếu niên nhi đồng;... Theo hướng dẫn, điều lệ giải hoặc dự trù kinh phí và Quyết định của thủ trưởng đơn vị.

- Chi tập luyện: 15.000đ/ ngày/người

- Chi ngày biểu diễn, thi đấu: 80.000đ/ngày/người (Chi theo thực tế số ngày biểu diễn; thi đấu).

* Tổng số ngày tập luyện + biểu diễn hoặc thi được đấu hỗ trợ kính phí không quá 10 ngày.

- Chi tiền ngủ, tiền xe : Theo công văn hướng dẫn hoặc thực tế phát sinh.

- Dụng cụ thiết bị tập luyện, trang phục, Mĩ phẩm phục vụ văn hoá văn nghệ - TDTT căn cứ vào thực tế và dự trù kinh phí được thủ trưởng đơn vị phê duyệt.

14.7. Chi phí khác:

- Chi giáo viên, nhân viên tham gia lớp bồi dưỡng hè, chính trị 30.000đ/ngày.

- Chi bồi dưỡng CB-GV tham gia viết sáng kiến kinh nghiệm tham gia dự thi cấp huyện mức chi 100.000đ/1 sáng kiến kinh nghiệm.

- Chi bồi dưỡng cho CB-GV-CNV làm hồ sơ sổ sách phục vụ công tác thi đua, kiểm tra toàn diện, kiểm tra chuyên đề, kiểm tra trường học thân thiện,… mức trả 50.000 đ/ người/ ngày.

- Chi mua sắm hàng hóa, vật tư cho chuyên môn, Quần áo, bảo hộ lao động cho bộ phận chăm sóc bán trú,…chi theo thực tế trên tinh thần tiết kiệm.

- Chi trang phục cho giáo viên thể dục (theo năm học): 02 bộ quần áo thể thao dài tay, 02 đôi giầy thể thao, 04 đôi tất thể thao, 04 áo thể thao ngắn tay. Số tiền: không quá 3.000.000đ/năm học

- Chi các lớp mua sắm, sửa chữa cơ sở vật chất, trang trí lớp học: Nội dung và mức chi do thủ trưởng đơn vị quyết định.

- Chi viết tin bài cho trang Wed nhà trường: Đối với tin bài chi theo hình thức khoán:

+ Người viết tin bài: 50.000đ/ tin bài được duyệt

+ Người duyệt tin bài: 10.000đ/ tin bài.

+ Phụ cấp kiêm nhiệm cho quản trị viên phụ trách kỹ thuật: 100.000đ/ người/quý

- Chi các khoản chuyên môn khác phải có kế hoạch, dự trù và quyết định phê duyệt của thủ trưởng đơn vị thì được thanh toán theo quy định (mức chi tùy vào nội dung công việc).

Điều 15: Chi mua sắm tài sản cố định:

Nhà trường xem xét khi mua tài sản cố định, chỉ mua sắm tài sản cần thiết sử dụng theo đúng mục đích và yêu cầu công việc của từng tổ chức trong nhà trường.

Điều 16: Các nội dung chi khác:

16.1. Chi kỉ niệm các ngày lễ lớn, các khoản phí và lệ phí

- Chi làm băng rôn, khẩu hiệu kỷ niệm các ngày lễ lớn, các đợt phát động phong trào, các chiến dịch,…theo thực tế phát sinh trên tinh thần tiết kiệm.

- Các khoản phí và lệ phí phát sinh trong đơn vị

16.2. Chi tiếp khách

- Thực hiện theo Thông tư số 71/2018/TT-BTC ngày 10/08/2018 của Bộ Tài Chính Quy định chế độ tiếp khách nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam, chế độ chi tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam và chế độ tiếp khách trong nước và Nghị quyết 189/2019/NQ-HĐND ngày 30/07/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ninh Về việc quy định chế độ chi tiêu tiếp khách nước ngoài, chi tổ chức hội nghị quốc tế tại Việt Nam và chế độ chi tiếp khách trong nước.

Mức tiếp khách trong nước đến làm việc tại cơ quan:

- Chi giải khát: Mức chi tối đa: 30.000đ/buổi/người

- Chi mời cơm: Mức chi tối đa: 200.000 đồng/suất (Đã bao gồm đồ uống).

16.3. Một số khoản chi khác: Một số khoản chi khác phát sinh đột xuất do Thủ trưởng đơn vị quyết định cụ thể, mức chi tuỳ theo tính chất nội dung công việc….. như:

- Chi làm băng rôn, khẩu hiệu kỷ niệm các ngày lễ lớn, các đợt phát động phong trào, các chiến dịch,…

- Các khoản phí và lệ phí phát sinh trong đơn vị.

- Chi hỗ trợ học sinh tổ chức ngày Quốc tế thiếu nhi, tổ chức trung thu.

- Chi hỗ trợ hoạt động của công đoàn, đoàn thể nhà trường mức chi tùy tính chất công việc

- Chi cho ban kiểm kê tài sản (nếu có): 50.000đ/ngày.

- Chi các khoản chi phát sinh khác theo thực tế phát sinh.

Điều 17: Kinh phí tiết kiệm

17.1 Xác định kinh phí tiết kiệm

Căn cứ nghị định số 60/2021/NĐ-CP, ngày 21/6/2021 của chính phủ “ Quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập.

Căn cứ thông tư số 56/2022/TT-BTC ngày 16/9/2022 của Bộ tài chính hướng dẫn một số nội dung về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập; xử lý tài sản, tài chính khi tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập.

Kết thúc năm tài chính, sau khi hạch toán đầy đủ các khoản thu, chi phí thường xuyên giao tự chủ, trích khấu hao tài sản cố định (nếu có), trích lập nguồn cải cách tiền lương theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 20 Nghị định 60/2021/NĐ-CP, nộp thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước theo quy định, phần chênh lệch thu lớn hơn chi hoạt động thường xuyên giao tự chủ (nếu có) được xác định là kinh phí chi thường xuyên tiết kiệm được.

Về tạm chi thu nhập tăng thêm, chi phúc lợi và chi khen thưởng:

Căn cứ dự toán thu, chi của năm; kết quả hoạt động tài chính quý trước (trong trường hợp quý đầu tiên của năm kế hoạch, đơn vị căn cứ vào kết quả hoạt động tài chính của quý IV năm trước liền kề), trường hợp xét thấy đơn vị có khả năng tiết kiệm được kinh phí; thủ trưởng đơn vị quyết định:

- Tạm chi trước thu nhập tăng thêm cho người lao động theo quy định và quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị; mức tạm chi hàng quý của đơn vị tối đa không quá 20% quỹ tiền lương một quý của đơn vị;

- Tạm chi trước đối với các hoạt động phúc lợi, chi khen thưởng định kỳ hoặc đột xuất cho tập thể, cá nhân;

- Kết thúc năm ngân sách, trước ngày 31 tháng 01 năm sau, đơn vị tự xác định số kinh phí tiết kiệm được :

+ Trường hợp đơn vị đã tạm chi vượt quá số kinh phí tiết kiệm được theo quy định thì phải giảm trừ vào quỹ dự phòng ổn định thu nhập của đơn vị ( nếu có ) hoặc giảm trừ vào số tiết kiệm của năm sau hoặc trừ vào Quỹ tiền lương năm sau của đơn vị (nếu đơn vị không có số tiết kiệm của năm sau );

+ Trường hợp đơn vị đã tạm chi thấp hơn số kinh phí tiết kiệm trong năm, đơn vị được tiếp tục chi trả thu nhập tăng thêm cho người lao động, chi khen thưởng, chi phúc lợi hoặc để trích lập quỹ dự phòng ổn định thu nhập cho người lao động theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị;

+ Sau khi quyết toán năm của đơn vị được cấp có thẩm quyền phê duyệt, trường hợp số kinh phí thực hiện tiết kiệm cao hơn số đơn vị tự xác định, đơn vị được tiếp tục chi trả thu nhập tăng thêm hoặc chi các hoạt động phúc lợi, chi khen thưởng theo chế độ quy định. Trường hợp số số kinh phí thực hiện tiết kiệm thấp hơn số đơn vị tự xác định, căn cứ vào quyết định của cơ quan có thẩm quyền và đề nghị của đơn vị, Kho bạc nhà nước làm thủ tục thu hồi bằng cách trừ vào kinh phí tiết kiệm năm tiếp theo của đơn vị.

17.2 Nội dung sử dụng kinh phí tiết kiệm được:

Cuối năm tài chính sau khi xác định số kinh phí tiết kiệm được, thủ trưởng đơn vị quyết định sử dụng kinh phí chi thường xuyên tiết kiệm được theo thứ tự như sau :

17.2.1. Chi thu nhập tăng thêm:

Chi thu nhập bình quân tăng thêm cho viên chức, người lao động tối đa không quá 0,3 lần quỹ tiền lương cơ bản của viên chức, người lao động theo nguyên tắc phải gắn với hiệu quả, kết quả công việc của từng người.

- Đơn vị tổ chức bình xét phân loại, hoặc căn cứ vào thời gian, trách nhiệm, chức trách nhiệm vụ và công việc khác được giao, căn cứ vào xếp loại thi đua năm học liền trước để xác định đánh giá tiêu chuẩn xếp loại theo các mức sau:

+ A: Hoàn thành thành tốt nhiệm vụ được giao, kết quả công việc được xếp loại tốt. Xếp loại từ lao động tiên tiến trở lên.

+ B: Hoàn thành nhiệm vụ được giao.

+ C: Hoàn thành nhiệm vụ được giao nhưng còn hạn chế về năng lực.

+ D: Không hoàn thành nhiệm vụ xếp loại kém.

Hệ số điều chỉnh tăng thêm

+ Xếp loại A không quá 1,0 lần

+ Xếp loại B Không quá 0,9 lần

+ Xếp loại C không quá 0,8 lần

+ Xếp loại D : 0,0 lần

- Đối với những trường hợp chuyển đi, chuyển đến, nghỉ hưu, thôi việc, tuyển dụng,… trong năm thì căn cứ vào kết quả làm việc trong thời gian tại đơn vị, Ban giám hiệu mở rộng thống nhất xếp loại và chi theo thực tế số tháng làm việc tại đơn vị hoặc chi hỗ trợ tương đương với mức xếp loại.

17.2.2 Chi khen thưởng và chi phúc lợi:

a, Chi khen thưởng:

Căn cứ Nghị định số 98/2023/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng.

- Chi khen thưởng cho tập thể và các cá nhân có thành tích: Hàng năm các cán bộ giáo viên trong Tổ và Ban giám hiệu mở rộng họp bình xét thi đua khen thưởng.

- Ngoài các hình thức khen thưởng mà đơn vị đã đề nghị cấp trên khen thưởng. Để động viên các tập thể và cá nhân có nhiều cố gắng trong năm học, Ban giám hiệu cùng ban chấp hành công đoàn tiến hành họp xét khen thưởng như: Tổ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học, Cá nhân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học,…để khen thưởng vào cuối năm học

Mức khen thưởng cụ thể

+ Tổ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học: 300.000đ/tổ,

+ Cá nhân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học: 150.000đ

- Khen thưởng đột xuất các cá nhân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ theo đợt, hoặc theo các cuộc thi: Mức chi do Thủ trưởng đơn vị quyết định

b, Chi phúc lợi tập thể:

- Chi tham quan học tập trong nước, Chi các ngày lễ tết trong năm (Tết âm lịch, Tết dương lịch, ngày 8/3, Giỗ tổ Hùng vương 10/3 âm lịch, ngày giải phóng miền nam 30/4 và quốc tế lao động 01/5, ngày 02/9, ngày 20/10; 20/11; …) căn cứ vào tình hình kinh phí, thủ trưởng đơn vị và BCH công đoàn quyết định.

- Mức chi hỗ trợ : Tối thiểu: 300.000đ, tối đa: 2.000.000đ/ngày/người

- Chi trợ cấp khó khăn đột xuất (bản thân ốm dài ngày, tai nạn rủi ro, bệnh hiểm nghèo,...), mức trợ cấp: 500.000đ - 1.000.000đ/1lần do thủ trưởng đơn vị quyết định sau khi thống nhất với công đoàn.

- Chi hỗ trợ cho giáo viên hợp đồng, giáo viên nghỉ hưu: Tương đương mức xếp loại Thu nhập tăng thêm cùng kỳ hoặc Quyết định của Thủ trưởng đơn vị và BCH công đoàn.

Số kinh phí tiết kiệm được, cuối năm chưa sử dụng hết được chuyển sang năm sau tiếp tục sử dụng.

CHƯƠNG III - KINH PHÍ KHÔNG GIAO THỰC HIỆN TỰ CHỦ

Các khoản chi ngoài định mức, chế độ chính sách cho giáo viên và học sinh ( Được giao cụ thể theo từng nhiệm vụ chi và chi theo các văn bản quy định).

CHƯƠNG IV: TỔ CHỨC THỰC HIỆN

- Quy chế chi tiêu nội bộ năm 2024 của Trường Tiểu học Hoành Mô được triển khai thực hiện sau khi tổ chức công đoàn có ý kiến và tham gia bằng văn bản và được toàn thể cán bộ giáo viên trong nhà trường thông qua.

- Quy chế này được sử dụng trong năm ngân sách 2024, và là cơ sở để Ban giám hiệu trường quản lý điều hành chi tiêu nội bộ, quản lý tài sản công, làm căn cứ để toàn thể CBGV - CNV trong nhà trường thực hiện, kho Bạc Nhà Nước kiểm soát chi./.

BCH Công đoàn                                                                     Thủ trưởng đơn vị

( Đã ký)                                                                                           ( Đã ký)

 

Lý Thành Chung                                                              Nguyễn Xuân Khuyến

Nơi nhận

- Kho bạc Nhà nước

- Phòng Giáo dục và Đào tạo

- Công đoàn

- Kế toán

- Lưu trường.