Quy chế Thi đua - Khen thưởng, kỷ luật Trường Tiểu học Hoành Mô năm học 2024-2025
QUYẾT ĐỊNH
Về việc ban hành Quy chế Thi đua - Khen thưởng, kỷ luật
Trường Tiểu học Hoành Mô
HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TIỂU HỌC HOÀNH MÔ
Căn cứ Luật thi đua khen thưởng ngày 15/6/2022;
Căn cứ Nghị định số 98/2023/NĐ-CP ngày 31/12/2023 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thi đua khen thưởng;
Căn cứ Thông tư số 01/2024/TT-BNV ngày 24/02/2024 của Bộ Nội vụ Quy định biện pháp thi hành Luật Thi dua, khen thưởng và Nghị định số 98/2023/NĐ-CP ngày 31/12/2023 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng; Hướng dẫn số 5973/HD-BNV ngày 24/9/2024 của Bộ Nội vụ về tổ chức cụm, khối thi đua của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và đề nghị tặng “Cờ thi đua của Chính phủ”, Cờ thi đua, Bằng khen của Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Căn cứ Quyết định số 11/2024/QĐ-UBND ngày 28/3/2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh ban hành Quy định về công tác thi đua, khen thưởng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh; Quyết định số 1508/QĐ-UBND ngày 27/5/2024 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh về việc thành lập, tổ chức hoạt động và bình xét thi đua của các Cụm, Khối thi đua trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh;
Căn cứ Hướng dẫn số 1354/HD-SNV ngày 18/6/2024 của Sở Nội vụ về việc tổ chức hoạt động và bình xét thi đua của các Cụm, Khối thi đua trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh;
Căn cứ Quyết định số 649/QĐ-UBND ngày 10/5/2024 của ủy ban nhân dân huyện về việc ban hành Quy chế về công tác thi đua, khen thưởng trên địa bàn huyện Bình Liêu;
Căn cứ Quy chế chi tiêu nội bộ của Trường Tiểu học Hoành mô năm 2024;
Xét đề nghị của bộ phận Thi đua, Khen thưởng Trường Tiểu học Hoành Mô,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy chế Thi đua, khen thưởng, kỷ luật của trường tiểu học Hoành Mô”
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký
Điều 3. Các thành viên Hội đồng Thi đua-Khen thưởng, kỷ luật Trường Tiểu học Hoành Mô và các bộ phận liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như điều 3;
- BGH;
- Chủ tịch Công đoàn trường;
- Lưu: VT, TĐ.
HIỆU TRƯỞNG
(Đã ký)
Nguyễn Xuân Khuyến
QUY CHẾ
THI ĐUA, KHEN THƯỞNG CỦA TRƯỜNG TIỂU HỌC HOÀNH MÔ
(Ban hành kèm theo Quyết định số:240 /QĐ-THHM, ngày 16 tháng 9 năm 2024 của Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hoành Mô)
CHƯƠNG I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chế này cụ thể hóa công tác Thi đua, Khen thưởng của trường trong Tiểu học Hoành Mô gồm: đối tượng, nội dung thi đua, tổ chức phong trào thi đua, các danh hiệu thi đua và tiêu chuẩn các danh hiệu thi đua; đối tượng khen thưởng, các hình thức khen thưởng và tiêu chuẩn các hình thức khen thưởng; thẩm quyền quyết định khen thưởng và thủ tục trao tặng; thủ tục, hồ sơ đề nghị khen thưởng; quyền và nghĩa vụ cá nhân, tập thể được đề nghị khen thưởng; cơ quan quản lý nhà nước về Thi đua, Khen thưởng; quỹ Thi đua, Khen thưởng; hành vi vi phạm và xử lý hành vi vi phạm, khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo về Thi đua, Khen thưởng.
Các nội dung về Thi đua, Khen thưởng có liên quan khác không được quy định trong văn bản này thì được thực hiện theo Luật Thi đua, Khen thưởng và các văn bản pháp luật có liên quan.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Cán bộ, nhân viên, viên chức trong biên chế, hợp đồng lao động dài hạn từ một năm trở lên và các tập thể trong bộ máy tổ chức của trường.
2. CB, VC và tập thể được quy định tại khoản 1 điều này lập được thành tích trong các phong trào thi đua đều được xem xét công nhận và đề nghị công nhận các danh hiệu thi đua và khen thưởng theo quy định của Luật Thi đua, Khen thưởng, các văn bản pháp luật và quy định của HĐTĐ-KT nhà trường.
3. CB, GV, VC chuyển công tác, đơn vị mới có trách nhiệm xem xét, bình bầu danh hiệu thi đua, khen thưởng. Trường hợp CB, GV, VC có công tác tại đơn vị cũ từ 6 tháng trở lên, khi xét danh hiệu thi đua, khen thưởng phải có ý kiến nhận xét của cơ quan cũ.
Điều 3. Nguyên tắc thi đua, khen thưởng:
1. Nguyên tắc thi đua: Tự nguyện, tự giác, công khai, đoàn kết, hợp tác và cùng phát triển.
1.1. Việc xét tặng danh hiệu thi đua phải căn cứ vào phong trào thi đua, thành tích trong các phong trào thi đua. Mọi cá nhân, tập thể tham gia phong trào thi đua đều phải có đăng ký thi đua, xác định mục tiêu, chỉ tiêu thi đua, không đăng ký thi đua sẽ không được xem xét, công nhận các danh hiệu thi đua.
1.2. Chỉ lấy kết quả khen thưởng về thành tích toàn diện (theo năm công tác hoặc năm học) để làm căn cứ xét khen thưởng hoặc đề nghị cấp trên khen thưởng. Kết quả phong trào thi đua theo theo đợt được ghi nhận và ưu tiên khi xét khen thưởng hoặc đề nghị cấp trên khen thưởng. Khi có nhiều tập thể và cá nhân cùng đủ điều kiện, tiêu chuẩn thì lựa chọn ưu tiên cá nhân nữ và tập thể có tỷ lệ nữ từ 70% trở lên để xét khen thưởng. Chú trọng khen thưởng cá nhân là người trực tiếp lao động, công tác và có nhiều sáng tạo trong lao động, công tác (đạt tỷ lệ từ 40% từ các tổ trở lên).
1.3. Thời gian trình khen thưởng lần tiếp theo được tính theo thời gian lập được thành tích ghi trong quyết định khen thưởng lần trước. Đối với quyết định khen thưởng không ghi thời gian lập được thành tích thì thời gian trình khen thưởng lần sau được tính theo thời gian ban hành quyết định khen thưởng lần trước.
1.4. Danh hiệu thi đua, Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước phải được các thành viên của Hội đồng bỏ phiếu kín và đạt từ 90% số phiếu đồng ý trở lên tính trên tổng số thành viên của Hội đồng cấp đó (nếu thành viên Hội đồng vắng mặt thì lấy ý kiến bằng phiếu bầu).
1.5. Đối với cá nhân: Trong một năm chỉ đề nghị Ủy ban nhân dân huyện, Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc Bộ Giáo dục và Đào tạo khen thưởng một lần hoặc đề nghị xét công nhận danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cấp tỉnh” (trừ khen thưởng chuyên đề, đột xuất).
1.6. Các tập thể, cá nhân đã được khen thưởng từ hình thức Bằng khen trở lên (của Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc Bộ Giáo dục và Đào tạo) thì sau 02 năm kể từ ngày có quyết định khen thưởng nếu đạt tiêu chuẩn theo quy định thì tiếp tục được đề nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh hoặc Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng Bằng khen (trừ các hình thức khen thưởng chuyên đề, đột xuất và khen thưởng hàng năm của Khối thi đua).
1.7. Không xét khen thưởng cho các tập thể, cá nhân vi phạm một trong các điểm sau: Trường hợp đang xem xét xử lý kỷ luật, hoặc có đơn thư khiếu nại, tố cáo nhưng chưa được xác minh làm rõ thì chưa xét khen thưởng; vi phạm đạo đức nhà giáo, đạo đức người học; vi phạm quy chế tuyển sinh, quy chế thi, dạy thêm, học thêm; thu chi sai quy định làm ảnh hưởng đến môi trường giáo dục của đơn vị, địa phương, của ngành; kê khai không đúng thành tích đạt được; gửi hồ sơ đề nghị khen thưởng không đúng thời gian; báo cáo thành tích không thể hiện rõ thành tích và các nội dung theo quy định.
2. Nguyên tắc khen thưởng:
Công tác khen thưởng phải đảm bảo:
a) Công khai, chính xác, công bằng, kịp thời;
b) Một hình thức khen thưởng có thể tặng nhiều lần cho một đối tượng;
c) Bảo đảm thống nhất giữa tính chất, hình thức và đối tượng khen thưởng;
d) Kết hợp động viên tinh thần với khuyến khích bằng lợi ích vật chất;
e) Một hình thức khen thưởng có thể tặng nhiều lần cho một đối tượng; không tặng thưởng nhiều hình thức cho một thành tích đạt được;
Điều 4. Quỹ khen thưởng:
Quỹ Khen thưởng được hình thành từ ngân sách; bằng nguồn kinh phí tiết kiệm được; kinh phí hỗ trợ từ các tổ chức, cá nhân tổ chức trong nước, nước ngoài; từ quỹ Chi hội khuyến học nhà trường và các nguồn thu hợp pháp khác của đơn vị (nếu có).
Điều 5. Trách nhiệm tổ chức phong trào thi đua:
1. Hiệu trưởng có trách nhiệm chủ trì và phối hợp với Công đoàn để tổ chức, tổng kết và nhân rộng các phong trào thi đua trong phạm vi quản lý; chủ động phát hiện, lựa chọn các điển hình có thành tích xứng đáng để khen thưởng hoặc đề nghị khen thưởng.
2. Hàng năm, tổ chức cho các tập thể, CB,VC đăng ký thi đua, sáng kiến, cải tiến ... Trước khi kết thúc năm học 01 tháng tổ chức tổng kết thi đua và nghiệm thu các sáng kiến, cải tiến của các tập thể, cá nhân. Tập thể và cá nhân không có báo cáo thành tích, sáng kiến, cải tiến hoặc có nhưng không được nghiệm thu, đánh giá có hiệu quả thì không được dùng làm căn cứ để xét các danh hiệu thi đua, khen thưởng.
3. Những tập thể, cá nhân lập thành tích xuất sắc đột xuất, những gương người tốt, việc tốt tiêu biểu có tác dụng giáo dục, nêu gương lớn, Hiệu trưởng trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm khen thưởng hoặc đề nghị khen thưởng kịp thời mà không nhất thiết phải gắn với việc tham gia đăng ký thi đua và không cần phải đợi đến lúc tổng kết thi đua.
4. Các tổ chức đoàn thể (Công đoàn, Đoàn TN, Liên Đội), các tổ chức (Nữ công, tập thể lớp), trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm:
- Tổ chức và phối hợp với các cấp, nhà trường để phát động, triển khai các cuộc vận động, các phong trào thi đua, phổ biến kinh nghiệm, nhân rộng các điển hình tiên tiến;
- Tham gia tuyên truyền vận động đoàn viên, hội viên, các CB,VC, HS tham gia phong trào thi đua;
- Giám sát việc thực hiện pháp luật về thi đua, khen thưởng; kịp thời phản ánh, đề xuất các giải pháp để thực hiện các quy định của Luật thi đua, khen thưởng và các văn bản pháp luật về thi đua khen thưởng.
CHƯƠNG II
THI ĐUA VÀ DANH HIỆU THI ĐUA
Điều 6. Hình thức và nội dung tổ chức phong trào thi đua:
1. Hình thức tổ chức phong trào thi đua:
a. Thi đua thường xuyên là hình thức thi đua căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao của tập thể, cá nhân để tổ chức phát động thi đua nhằm thực hiện tốt công việc hàng ngày, tháng, quý, năm của đơn vị. Đối tượng thi đua thường xuyên là các cá nhân trong 1 tập thể, tập thể trong cùng 1 cơ quan.
b. Thi đua chuyên đề (hoặc theo đợt) là hình thức thi đua để thực hiện tốt nhiệm vụ công tác trọng tâm được xác định trong khoảng thời gian nhất định hoặc tổ chức thi đua để phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ đột xuất, cấp bách của cơ quan, đơn vị. Chỉ phát động thi đua theo chuyên đề (đột xuất) khi đã xác định rõ mục đích, yêu cầu, chỉ tiêu, nội dung, giải pháp và thời gian.
Các phong trào thi đua phải thực hiện chế độ báo cáo và đề nghị khen thưởng theo quy định của Nhà nước.
Khi tiến hành sơ kết, tổng kết các phong trào thi đua theo chuyên đề, lãnh đạo nhà trường thực hiện trình tự khen thưởng theo thẩm quyền.
Khi sơ kết, tổng kết phong trào thi đua từ 03 năm trở lên, lựa chọn những tập thể, cá nhân xuất sắc, tiêu biểu theo các tiêu chí khen thưởng để đề nghị Sở Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh khen thưởng trên cơ sở xin chủ trương và được Phòng Giáo dục và Đào tạo chấp thuận về việc khen thưởng.
2. Nội dung tổ chức phong trào thi đua:
a. Xác định rõ mục tiêu, phạm vi, đối tượng thi đua; phong trào thi đua có chủ đề, tên gọi dễ nhớ, dễ tuyên truyền, dễ thực hiện; nội dung bám sát nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách để đề ra nội dung, phương pháp thi đua cụ thể, thiết thực, phù hợp với điều kiện, khả năng tham gia của các tổ, cá nhân. Coi trọng việc tuyên truyền về nội dung và ý nghĩa của từng đợt thi đua; tổ chức chỉ đạo điểm để rút kinh nghiệm và phổ biến những kinh nghiệm tốt trong các đối tượng tham gia thi đua.
b. Thường xuyên theo dõi quá trình tổ chức thi đua, xây dựng các tiêu chí đánh giá phù hợp với thực tế, đồng thời tiến hành sơ kết, tổng kết phong trào thi đua để công khai lựa chọn, bình xét khen thưởng những tập thể, cá nhân tiêu biểu, xuất sắc trong phong trào thi đua. Nâng cao trách nhiệm người đứng đầu trong việc phát hiện, xây dựng, bồi dưỡng, tuyên truyền nhân rộng điển hình tiên tiến, nhân tố mới, cách làm hay trong phong trào thi đua. Lấy việc phát hiện điển hình tiên tiến làm trọng tâm tổ chức các phong trào thi đua.
Điều 7. Danh hiệu thi đua:
1. Đối với cá nhân: Các danh hiệu thi đua đối với cá nhân bao gồm:
a) Học sinh được đánh giá xếp loại cuối năm học hoàn thành xuất sắc ở tất cả các nội dung và tiêu chí đánh giá theo Thông tư số 27/2020/TT-BGD&ĐT.
b) Học sinh đạt các thành tích xuất sắc trong các cuộc thi các cấp;
c) Giáo viên chủ nhiệm giỏi;
d) Giáo viên dạy giỏi;
e) Lao động tiên tiến; Chiến sỹ thi đua cơ sở; Chiến sỹ thi đua cấp tỉnh;
Chiến sỹ thi đua toàn quốc thực hiện theo quy định của hội đồng thi đua khen thưởng cấp trên;
2. Đối với tập thể: Các danh hiệu thi đua đối với tập thể bao gồm:
a) Tập thể lớp có nhiều thành tích xuất sắc trong năm học;
b) Tập thể Tổ Lao động tiên tiến; Tập thể Lao động xuất sắc; Cờ thi đua của UBND tỉnh; Cờ thi đua của Chính phủ thực hiện theo quy định của hội đồng thi đua khen thưởng cấp trên;
Điều 8. Tiêu chuẩn khen thưởng danh hiệu học sinh hoàn thành xuất sắc theo các tiêu chuẩn đánh giá của TT 27/2020/TT-BGD ĐT.
Thực hiện bình xét theo Thông tư số: 27/2020/TT-BGD ĐT ngày 04/9/2020 của Bộ GD&ĐT Ban hành Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh tiểu học trong các trường phổ thông.
Điều 9. Tiêu chuẩn các danh hiệu thi đua CB,GV,NV-NLĐ:
1. Tiêu chuẩn các danh hiệu thi đua đối với cá nhân:
1.1. Danh hiệu Lao động tiên tiến:
1.1.1. Tiêu chuẩn 1: Hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, đạt năng suất và chất lượng cao.
a) Đối với giáo viên:
- Giáo viên trực tiếp giảng dạy phải có tiến bộ rõ rệt, qua các đợt thao giảng, kiểm tra nội bộ trường học, kiểm tra của nhà trường, Phòng GD&ĐT và thanh tra Sở GD&ĐT (nếu có) không có giờ dạy không đạt yêu cầu, trong đó đạt 30% số giờ dạy từ khá trở lên.
- Dự giờ đủ số tiết theo quy định của ngành học (trong đó 25-30% số tiết dự các tiết thi giáo viên dạy giỏi cấp trường, cấp huyện).
- Có đủ các loại hồ sơ theo quy định của Điều lệ trường học; hồ sơ đảm bảo về chất lượng, được trình, duyệt đúng thời gian theo yêu cầu của cấp trên; hình thức sạch sẽ, khoa học.
- Soạn bài đầy đủ, đúng kế hoạch dạy học, đúng phương pháp mới, sạch sẽ, chính xác, khoa học; bài soạn đạt 50% trở lên có chất lượng tốt, khá qua các đợt thanh kiểm tra.
- Dạy đúng kế hoạch bài dạy; kiểm tra chấm chữa bài học sinh kịp thời, chu đáo, lấy điểm đủ, đúng; sử dụng hiệu quả trang thiết bị, đồ dùng dạy học hiện có và thường xuyên tự làm đồ dùng, đồ chơi dạy học; sử dụng thành thạo công nghệ thông tin trong giảng dạy.
+ Thực hiện tốt kế hoạch bồi dưỡng HS năng khiếu; phụ đạo HS chưa hoàn thành các môn học và các hoạt động giáo dục đạt chỉ tiêu chất lượng được giao.
+ Chất lượng học tập của học sinh có tiến bộ rõ rệt, Kết quả học tập Hoàn thành xuất sắc, tốt vượt hoặc bằng chỉ tiêu đăng ký đầu năm, tỷ lệ chưa hoàn thành chương trình học Tiểu học không quá 5%. Các công tác khác phải hoàn thành và đạt hiệu quả rõ rệt.
+ Lớp chủ nhiệm (nếu được giao) phải có sự chuyển biến rõ nét như: Duy trì tốt sĩ số, kết quả học tập, năng lực, phẩm chất: hoàn thành tốt tăng, thu nộp đủ các khoản, không có HS bị thương tích nặng trong giờ học, giữ gìn trường lớp xanh, sạch đẹp.
- Xếp loại GV theo Chuẩn nghề nghiệp và theo Thông tư: số 20/2018/TT-BGD&ĐT ngày 22/8/2018 Thông tư ban hành quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông; Công văn số 4530/BGD&ĐT-NGCBQLGD ngày 01/10/2018 V/v Hướng dẫn thực hiện Thông tư số 20/2018/TT-BGD&ĐT Ban hành quy định chuẩn GV cơ sở GD phổ thông; Công văn số 1395/HD-SGD&ĐT ngày 04/6/2020 của Sở Giáo dục và Đào tạo V/v Hướng dẫn thực hiện quy trình đánh giá tập hợp minh chứng trong đánh giá theo chuẩn Hiệu trưởng, chuẩn giáo viên cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông.
b) Đối với Ban giám hiệu nhà trường và những đối tượng khác (Bí thư Đoàn TN, Tổng phụ trách Đội, cán bộ nhân viên hành chính):
- Ban giám hiệu:
+ Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đạt hiệu quả, tiến bộ so với đầu năm, được cấp trên công nhận.
+ Trường không có học sinh cá biệt, mắc kỷ luật hoặc tai nạn thương tích, không xảy ra dịch bệnh và ngộ độc trong giờ quản lý của nhà trường.
+ Đơn vị mình phụ trách phải đạt danh hiệu “ Tập thể Lao động tiên tiến”.
- Xếp loại Chuẩn nghề nghiệp, Chuẩn hiệu trưởng và Chuẩn Phó hiệu trưởng đạt loại Khá trở lên.
- Công tác thiết bị, thư viện: Cấp phát, nhận trả kịp thời, sử dụng và bảo quản đồ dùng, thiết bị dạy học hiệu quả; sắp xếp thư viện ngăn nắp, khoa học. Kết quả thanh kiểm tra của nhà trường, Phòng Giáo dục và Sở Giáo dục về công tác này phải đạt yêu cầu so quy định.
- Công tác kế toán: Lập chứng từ đầy đủ, khoa học; thu chi đúng quy định, không có trường hợp chi sai, chi không hợp lý, không có phản ánh chi trả chế độ sai quy định lên cấp trên; Làm tốt công tác tham mưu cho Ban giám hiệu trong công tác quản lý, sử dụng tài chính công.
- Công tác y tế học đường: Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Tuyên truyền giáo dục tốt cho học sinh, gia đình học sinh phòng, chống các loại bệnh dịch và ăn ở hợp vệ sinh.
1.1.2. Tiêu chuẩn 2: Chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, có tinh thần tự học, tự chủ, đoàn kết tương trợ, tích cực hưởng ứng tham gia các phong trào thi đua.
- Đối với giáo viên: Chấp hành tốt các quy chế chuyên môn trong giảng dạy và giáo dục, các quy định của pháp luật đối với công dân.
- Đối với BGH và các đối tượng khác (Bí thư Đoàn TN, Tổng phụ trách Đội, cán bộ nhân viên hành chính) trên cơ sở thực hiện tốt các yêu cầu như giáo viên, cần gương mẫu chấp hành các nguyên tắc quản lý nhà nước, cải cách hành chính.
- Nhiệt tình tham gia các phong trào thi đua của nhà trường, ngành tổ chức (có đăng ký, có thực hiện, có kết quả).
- Tham gia đầy đủ các hoạt động xã hội, ủng hộ từ thiện do các cấp, ban ngành phát động. Nộp đầy đủ các khoản thu đúng theo thời gian quy định của nhà trường.
1.1.3.Tiêu chuẩn 3: Tích cực học tập chính trị, văn hoá, chuyên môn nghiệp vụ.
a) Đối với giáo viên:
- Trong năm, có kết quả cụ thể về quá trình tự học, tự rèn luyện để nâng cao trình độ nghiệp vụ sư phạm.
- Có tìm tòi, áp dụng hiệu quả các phương pháp, kinh nghiệm trong giảng dạy.
- Tham gia các đợt thao giảng, dạy chuyên đề, thanh tra, kiểm tra, thi giáo viên giỏi các cấp.
- Tham gia đầy đủ, có chất lượng các phong trào thi đua, các đợt tập huấn do trường, Phòng Giáo dục và Sở Giáo dục tổ chức;
- Tham gia có kết quả các cuộc thi do trường, ngành, huyện, xã…tổ chức (khi được lãnh đạo chỉ định).
b) Đối với BGH và các đối tượng khác (Bí thư Đoàn TN, Tổng phụ trách Đội, cán bộ nhân viên hành chính) phải có trình độ tương đương với công việc đảm nhiệm. Tham gia đầy đủ tất cả các chương trình học tập bồi dưỡng theo yêu cầu của tổ chức, có tinh thần tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ, đáp ứng được yêu cầu công việc.
1.1.4. Tiêu chuẩn 4: Có đạo đức, lối sống lành mạnh:
- Đối với giáo viên không vi phạm các nguyên tắc đạo đức xã hội quy định, thể hiện lòng nhân ái, hết lòng vì học sinh thân yêu; sự cộng tác có hiệu quả đối với đồng nghiệp, với cha mẹ học sinh để làm tốt công tác giảng dạy và giáo dục, thực sự là tấm gương sáng để học sinh noi theo.
- Đối với BGH trường và các đối tượng khác (Bí thư Đoàn TN, Tổng phụ trách Đội, cán bộ nhân viên hành chính): Trước hết phải có đạo đức lối sống như yêu cầu đã nêu đối với giáo viên, đồng thời phải thể hiện trách nhiệm chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho đội ngũ cán bộ, giáo viên - nhân viên trong nhà trường. Có ý thức xây dựng nhà trường ngày càng vững mạnh, có đạo đức và lối sống lành mạnh ở đơn vị cũng như nơi cư trú.
* Một số lưu ý:
- Các tiêu chí của Tiêu chuẩn 1 phải đạt được như yêu cầu, những tiêu chí của Tiêu chuẩn 2, 3, 4 còn lại Hội đồng TĐ - KT xét theo mức độ thực hiện nhiệm vụ và chấp hành của các cá nhân.
- Không xét tặng Lao động tiên tiến cho các trường hợp: không đăng ký thi đua; nghỉ việc từ 40 ngày làm việc trở lên; mới tuyển dụng dưới 10 tháng; bị kỷ luật từ khiển trách trở lên.
- Đối tượng nữ thai sản theo quy định của Nhà nước và người có hành động dũng cảm cứu người, tài sản bị thương tích cần điều trị, điều dưỡng theo kết luận của cơ quan y tế, thì thời gian nghỉ vẫn được xem xét (trên cơ sở thời gian nghỉ, hiệu quả công việc) tặng danh hiệu " LĐTT".
1.2 Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”:
1.2.1.Tiêu chuẩn 1: Tiêu chí chung: Đạt danh hiệu “Lao động tiên tiến”; Đánh giá theo Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức đạt loại: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Là người tiêu biểu trong số những cá nhân đạt danh hiệu "Lao động tiên tiến" có thành tích nổi bật và đạt các Tiêu chí riêng sau:
a) Đối với giáo viên:
- Trong năm học qua các đợt thao giảng, kiểm tra nội bộ trường học, thanh kiểm tra của trường, Phòng Giáo dục và Sở Giáo dục (nếu có) được xếp loại khá trở lên, trong đó đạt 30% số giờ dạy giỏi.
- Trong năm học, đạt giáo viên dạy giỏi cấp (cấp trường, huyện, tỉnh) thi cao nhất được tổ chức; Tổng phụ trách giỏi cấp huyện trở lên, hoặc giáo viên chủ nhiệm tiêu biểu trong số những GVCN giỏi cấp trường.
- Có học sinh (HS) đạt giải trong kỳ giao lưu Olympic các môn học cấp huyện hoặc cấp tỉnh các môn văn hóa.
- Là giáo viên điển hình trong công tác phụ đạo chưa hoàn thành các môn học và các HĐGD, lớp chủ nhiệm hoặc bộ môn phụ trách có nhiều học sinh năng khiếu được nhà trường và chuyên môn Phòng GD&ĐT ghi nhận.
- Giáo viên có công giúp đỡ, bồi dưỡng được nhiều đồng nghiệp đạt: giáo viên giỏi các cấp, từ giáo viên trình độ nghiệp vụ yếu lên trình độ khá giỏi (Đầu năm học có đăng ký với trường số lượng đồng nghiệp mình trực tiếp bồi dưỡng); giáo viên bồi dưỡng được nhiều gương điển hình HS nghèo vượt khó học tốt; Giáo viên tiêu biểu trong vận động nhân dân thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới được nhân dân thôn bản, khu dân cư suy tôn và được cấp trên khen thưởng.
- Bản thân đạt giải hay có HS đạt giải cao trong các hoạt động văn nghệ, TDTT...do tỉnh tổ chức.
b) Đối với CBQL: Trường được đề nghị công nhận danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến”. Trường không có quá 5% xếp loại giáo viên, nhân viên chưa đạt yêu cầu và không có quá 5% học sinh chưa hoàn thành chương trình Tiểu học. Xếp loại Chuẩn nghề nghiệp, Chuẩn hiệu trưởng và Phó hiệu trưởng đạt loại Xuất sắc.
*) Hiệu trưởng:
- Năng lực quản lý tốt, đạt hiệu quả công việc cao và phải gắn với thành tích chung của trường; Hoặc tạo sự chuyển biến rõ rệt, vượt trội trên nhiều mặt hoạt động của nhà trường có thể: từ trường chưa đạt yêu cầu lên trường khá, tốt hoặc có 1 số mặt hoạt động thật sự xuất sắc so với những năm học trước.
- Kết quả thanh tra của Sở GD&ĐT (nếu có): Xếp loại chung của trường và xếp loại công tác quản lý của hiệu trưởng loại Khá trở lên.
*) Phó Hiệu trưởng: Quản lý, chỉ đạo hiệu quả hoạt động chuyên môn của nhà trường.
- Có thành tích trong bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho GV, NV và nâng cao chất lượng giáo dục học sinh. Tỷ lệ HS hoàn thành tốt toàn diện và HS có giải giao lưu các cấp có chuyển biến so với năm học trước.
- Có trên 40% giáo viên trường đạt danh hiệu giáo viên giỏi cấp trường/năm học; Có tỷ lệ giáo viên tham gia thi giáo viên giỏi cấp huyện hoặc giáo viên giỏi cấp tỉnh phù hợp với tiềm năng của đội ngũ giáo viên nhà trường và đạt từ 70% trở lên giáo viên giỏi cấp huyện hoặc cấp tỉnh/tổng số giáo viên tham gia thi ở một cấp thi.
- Kết quả thanh kiểm tra của Phòng Giáo dục và Sở Giáo dục (nếu có): Có 30%-50% số GV được kiểm tra toàn diện xếp loại chung đạt loại khá, giỏi (trên tổng số GV được kiểm tra); qua các đợt kiểm tra của Phòng Giáo dục, thanh tra của Sở GD có không quá 5% xếp loại giáo viên, nhân viên chưa đạt yêu cầu.
*) Lưu ý:
- Đối với giáo viên, xét chọn các cá nhân đạt được nhiều các Tiêu chí trên để đề nghị danh hiệu CSTĐ cơ sở. Tỷ lệ CSTĐCS không quá 15% tổng số LĐTT của đơn vị.
c) Các đối tượng khác trong trường:
- Công tác thiết bị, thư viện: Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, có nhiều đổi mới đem lại hiệu quả cao trong công việc. Đạt giải cao trong các kỳ thi nghiệp vụ dành cho công tác thư viện do Phòng GD&ĐT, Sở GD&ĐT tổ chức.
- Công tác kế toán: Thực hiện tốt công tác quản lý tài chính của đơn vị; có thành tích trong phong trào thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng lãng phí được cấp trên khen thưởng.
- Công tác y tế học đường: Trình độ chuyên môn nghiệp vụ tốt; hoàn thành tốt nhiệm vụ. Có thành tích trong phong trào vận động nhân dân ăn ở hợp vệ sinh, phòng chống dịch bệnh nguy hiểm được cấp trên khen thưởng.
1.2.2.Tiêu chuẩn 2: Có sáng kiến cải tiến kỹ thuật áp dụng công nghệ mới để tăng năng suất lao động(chất lượng giáo dục).
- Có sáng kiến kinh nghiệm thiết thực, hiệu quả trong công tác quản lý, giảng dạy và các hoạt động khác của Ngành giáo dục.
- Những đề tài sáng kiến kinh nghiệm của giáo viên, cán bộ quản lý và các đối tượng khác đều phải gắn với nhiệm vụ chính trị của toàn ngành, nhiệm vụ cụ thể của từng người và được tập thể công nhận, được Hội đồng khoa học huyện xét duyệt đạt.
* Những trường hợp được xét vận dụng thay thế giải pháp, sáng kiến trong việc xét duyệt, công nhận “Chiến sĩ thi đua cơ sở”:
- Là thành viên tham gia đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở hoặc cấp tỉnh, bộ, ngành Trung ương đã được nghiệm thu, đánh giá đạt yêu cầu trở lên.
- Được tặng “Bằng lao động sáng tạo” của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam và tương đương.
- Đạt giải nhất, nhì, ba trong các cuộc thi chuyên môn của ngành, địa phương hoặc tỉnh, khu vực; đạt giải nhất, nhì trong các cuộc thi kỹ thuật của ngành, địa phương hoặc tỉnh, khu vực; đạt giải trong các cuộc thi của tỉnh, bộ, ngành trung ương tổ chức.
1.2.3. Tiêu chuẩn 3: Có tỷ lệ phiếu bầu từ 90% trở lên, tính trên tổng số thành viên của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cấp cơ sở.
1.3 Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh”:
1.3.1. Tiêu chuẩn 1: Có 3 lần liên liên tục đạt danh hiệu CSTĐ cơ sở. Trường hợp vừa đạt CSTĐ cấp tỉnh năm học này, thì 3 năm liền kề tiếp phải đạt CSTĐ cơ sở mới đề nghị CSTĐ cấp tỉnh lần tiếp theo.
1.3.2. Tiêu chuẩn 2: Là cá nhân tiêu biểu xuất sắc trong số những cá nhân 3 lần liên tục đạt danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” được tập thể suy tôn.
- Đối với giáo viên: Có hiệu quả đào tạo cao nâng chất lượng từ thấp lên bậc cao hơn (nhiều học sinh xếp loại kết quả học tập: Hoàn thành tốt, nhiều học sinh giao lưu đạt giải...). Sẵn sàng dạy có hiệu quả những giờ minh hoạ, giờ mẫu cho các chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học trong phạm vi toàn tỉnh.
- Đối với CBQL và các đối tượng khác (Bí thư Đoàn TN, Tổng phụ trách Đội, cán bộ nhân viên hành chính): Công tác mình phụ trách có hiệu quả cao, vượt trội, hoặc có mặt công tác thật sự xuất sắc. Nếu là hiệu trưởng, thủ trưởng cơ quan đề nghị xét công nhận chiến sĩ thi đua cấp tỉnh, nhất thiết năm đề nghị, đơn vị phải đạt danh hiệu tập thể Lao động xuất sắc.
* Những trường hợp được xét vận dụng thay thế giải pháp, sáng kiến trong việc xét duyệt, công nhận “Chiến sĩ thi đua cơ sở”:
- Là thành viên tham gia đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh, bộ, ngành Trung ương đã được nghiệm thu, đánh giá đạt yêu cầu trở lên.
- Được tặng “Bằng lao động sáng tạo” của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam và tương đương.
- Đạt giải nhất, nhì, ba trong các cuộc thi chuyện môn của tỉnh, khu vực; đạt giải nhất trong các cuộc thi kỹ thuật của tỉnh, khu vực; đạt giải trong các cuộc thi do các bộ, ngành trung ương tổ chức.
1.3.3. Tiêu chuẩn 3: Có tỷ lệ phiếu bầu từ 90% trở lên, tính trên tổng số thành viên của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cấp cơ sở.
1.4 Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”:
- Được xét tặng cho cá nhân có thành tích tiêu biểu xuất sắc nhất được lựa chọn trong số những cá nhân có hai lần liên tục đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh.
- Sáng kiến, đề tài nghiên cứu khoa học để làm căn cứ xét tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc” phải đạt hiệu quả cao và có phạm vi ảnh hưởng trong toàn quốc.
- Hội đồng sáng kiến, Hội đồng khoa học cấp ngành, tỉnh có trách nhiệm giúp người đứng đầu xem xét, công nhận và đánh giá mức độ ảnh hưởng của sáng kiến, đề tài nghiên cứu khoa học.
- Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc” được phong tặng sau năm đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh lần thứ hai.
2. Tiêu chuẩn các danh hiệu thi đua đối với tập thể:
2.1. Danh hiệu “Tập thể Lao động tiên tiến”- đề nghị xét đơn vị trường, tổ.
2.1.1.Tiêu chuẩn 1: Hoàn thành tốt các nhiệm vụ và kế hoạch được giao. Cụ thể là:
- Đảm bảo kế hoạch tuyển sinh, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện theo mục tiêu kế hoạch đạt loại khá; giữ vững được sĩ số học sinh; Cơ sở vật chất đảm bảo, cảnh quan sư phạm của trường có tác dụng tốt trong việc giáo dục học sinh.
- Trong đó, chất lượng học tập của học sinh được nâng lên rõ rệt. Kết quả học tập của học sinh đạt hoàn thành tốt tăng lên, tỷ lệ học sinh chưa hoàn thành chương trình học giảm so với năm học trước; chất lượng học sinh mũi nhọn có nhiều chuyển biến.
2.1.2. Tiêu chuẩn 2: Có phong trào thi đua thường xuyên, thiết thực, hiệu quả (có tổ chức đăng ký thi đua theo từng đợt và thi đua suốt năm, có phát động, có tổ chức thực hiện, có sơ kết, tổng kết và báo cáo cấp trên).
- Thực hiện hiệu quả các cuộc vận động và phong trào thi đua lớn của trường, Ngành phát động.
2.1.3. Tiêu chuẩn 3:
- Có trên 50% cá nhân trong tập thể đạt danh hiệu “Lao động tiên tiến”.
- Trường có ít nhất 1/3 số tổ chuyên môn được công nhận danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến”. Ban giám hiệu có 100% cá nhân đạt Lao động tiên tiến. Tổ đề nghị là Tổ LĐTT phải đạt 50% CSTĐ cơ sở trên tổng số cá nhân trong tổ đăng ký CSTĐ cơ sở đầu năm học. Ví dụ: Tổ khối 1 đầu năm có 2 cá nhân đăng ký CSTĐ cơ sở thì cuối năm ít nhất phải có 01 cá nhân trong tổ đạt CSTĐ cơ sở (50%).
- Thực hiện tốt kế hoạch cho giáo viên bồi dưỡng thường xuyên, nâng cao chất lượng đội ngũ GV, tỷ lệ giáo viên yếu kém năm học sau giảm so với năm học trước.
2.1.4. Tiêu chuẩn 4:
- Nội bộ đoàn kết nhất trí chấp hành tốt chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Quan hệ tốt với địa phương, phối hợp chặt chẽ với Hội cha mẹ học sinh để phục vụ cho các mục tiêu đào tạo.
- Thực hiện tốt quy chế dân chủ, công khai, trường không có đơn thư khiếu nại, tố cáo vượt cấp, không có kiến nghị của GV về bất hợp lí trong: phân công, bố trí giảng dạy, thiếu sót trong xét thi đua, trong chi trả chế độ...đến Phòng GD&ĐT.
- Không có GV đánh giá sai hay cố tình làm sai kết quả học tập (chăm sóc, giáo dục trẻ) của học sinh. Không có cá nhân bị lập biên bản do vi phạm quy chế thi cử, kiểm tra: coi thi lỏng lẻo, để học sinh quay cóp, chép bài, GV giúp hay gợi ý HS làm bài...
2.1.5. Tiêu chuẩn 5: Thực hiện chế độ thông tin báo cáo đầy đủ, trung thực, kịp thời và nộp đủ các khoản đóng theo quy định của cấp trên. Trường không có cá nhân bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên.
*Lưu ý: Không xếp Lao động tiên tiến cho các trường thường xuyên nộp chậm thông tin báo cáo theo yêu cầu của cấp trên và trong năm học nộp thiếu 01 khoản đóng góp theo quy định.
2.2 Danh hiệu “Tập thể Lao động xuất sắc” - Chỉ đề nghị xét đơn vị trường.
2.2.1. Tiêu chuẩn 1: Thực hiện tốt các nghĩa vụ đối với Nhà nước; sáng tạo vượt khó, có nhiều giải pháp mới hiệu quả, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Nằm trong số các tập thể ( đơn vị) vượt trội về các mặt:
- Quản lý, sử dụng tốt cơ sở vật chất;
- Chất lượng đội ngũ (tỉ lệ GV khá giỏi, GV giỏi các cấp tăng);
- Chất lượng học tập; chăm sóc, giáo dục trẻ (CL đại trà, CL mũi nhọn của HS);
- Công tác quản lý của Ban giám hiệu (Ban lãnh đạo đơn vị);
- Môi trường học tập xanh, sạch, đẹp, an toàn và thân thiện;
* Đơn vị đăng ký ít nhất một nội dung thực hiện xuất sắc nhất trong năm học.
2.2.2. Tiêu chuẩn 2:
- Có phong trào thi đua thường xuyên, thiết thực hiệu quả (có đăng ký thi đua, có phát động, có tổ chức thực hiện, có sơ tổng kết đạt kết quả, có báo cáo cấp trên).
- Thực hiện hiệu quả, sáng tạo các cuộc vận động và phong trào thi đua lớn của Trường, Ngành phát động.
2.2.3. Tiêu chuẩn 3:
- Có 100% cá nhân trong nhà trường hoàn thành nhiệm vụ được giao, trong đó có ít nhất 70% cá nhân đạt danh hiệu “Lao động tiên tiến".
- Trường đạt 70% CSTĐ cơ sở trên tổng số cá nhân đăng ký CSTĐ cơ sở đầu năm học, trong đó Ban giám hiệu có 50% cá nhân đạt chiến sĩ thi đua cấp cơ sở và trường không có giáo viên, nhân viên yếu kém.
2.2.4. Tiêu chuẩn 4: Nội bộ đoàn kết, chấp hành tốt chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Nhà trường phải là một khối đoàn kết nhất trí trên cơ sở đấu tranh chống những sai trái, tiêu cực phục vụ cho sự phát triển tiến bộ đi lên của nhà trường.
2.2.5. Tiêu chuẩn 5: Không có cá nhân bị vi phạm bất kỳ hình thức kỷ luật nào.
* Danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc là tập thể tiêu biểu xuất sắc được lựa chọn trong số các Tập thể lao động tiên tiến đạt các tiêu chuẩn theo quy định trên; tỷ lệ xét, đề nghị Tập thể lao động xuất sắc không quá 30% tổng số tập thể đạt danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến” của đơn vị.
Điều 10. Tiêu chuẩn khen thưởng tập thể lớp có nhiều TT xuất sắc
Đạt các tiêu chuẩn sau:
- Duy trì sĩ số đạt 100%;
- 100% học sinh xếp loại kết quả học tập HT, HTT trở lên;
- 100% HS có đánh giá được xếp loại năng lục, phẩm chất tốt;
- Tham gia đầy đủ các hoạt động của trường và liên đội tổ chức;
- Tập thể lớp đoàn kết, có ý thức tự quản tốt, xây dựng và duy trì tốt nền nếp học tập ở trường. Xếp loại thi đua công tác Đội và đạt Chi đội Vững mạnh (tốt).
Đối với tập thể lớp có nhiều TT xuất sắc thực hiện bình xét không quá 30% trên tổng số lớp trong trường, tính các thành tích từ cao xuống thấp.
Điều 11. Tiêu chuẩn khen thưởng Tập thể tổ hoàn thành tốt nhiệm vụ
Đối với tập thể tổ thực hiện bình xét mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ không quá 40% trên tổng số tổ trong nhà trường và đạt các tiêu chuẩn sau:
- Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và kế hoạch được giao;
- Tham gia đầy đủ các phong trào thi đua và đạt hiệu quả;
- Có 100% thành viên trong tổ đăng ký thi đua và đạt danh hiệu Lao động tiên tiến.
- Có 15% cá nhân đạt danh hiệu CSTĐ.
d) Nội bộ đoàn kết, chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Chương III
HÌNH THỨC KHEN THƯỞNG, TIÊU CHUẨN XÉT KHEN THƯỞNG
Điều 12. Các hình thức khen thưởng:
1. Đối với học sinh: Khen thưởng đối với tập thể, cá nhân đạt thành tích cao trong các phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao và hội thi khác từ cấp huyện trở lên do ngành và các cấp tổ chức, bao gồm:
a) Đạt giải trong các kỳ thi giao lưu các môn học, học sinh năng khiếu cấp huyện trở lên; Đạt giải trong các kỳ thi về hoạt động TD, TT các huyện, tỉnh…
b) Đạt giải trong hội thi các môn học qua mạng; trong kỳ thi tích hợp liên môn; thi sáng tạo thanh thiếu niên.
c) Đạt thành tích xuất sắc trong phong trào hội thi khác được PGD hoặc các cơ quan cấp huyện phối hợp với PGD tổ chức;
2. Đối CB,GV,NV-NLĐ
Khen thưởng theo công trạng và thành tích đạt được là hình thức khen thưởng cho tập thể, cá nhân đạt được thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Khen thưởng theo chuyên đề (hoặc theo đợt) là khen thưởng cho tập thể, cá nhân đạt được thành tích xuất sắc sau khi kết thúc đợt thi đua do Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, đơn vị phát động.
Khen thưởng đột xuất là khen thưởng cho tập thể, cá nhân đã đạt được thành tích đột xuất trong lao động, sản xuất, chiến đấu, phục vụ chiến đấu; dũng cảm cứu người, tài sản của nhân dân hoặc của Nhà nước (thành tích đột xuất là thành tích lập được trong hoàn cảnh không được dự báo trước, diễn ra ngoài dự kiến kế hoạch công việc bình thường mà tập thể, cá nhân phải đảm nhận).
Khen thưởng quá trình cống hiến là khen thưởng cho cá nhân có quá trình tham gia trong các giai đoạn cách mạng (giữ các chức vụ lãnh đạo, quản lý trong các cơ quan nhà nước, các đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội), có công lao, thành tích xuất sắc đóng góp vào sự nghiệp cách mạng của Đảng và của dân tộc.
A. Giấy khen
Là hình thức khen thưởng thuộc thẩm quyền khen thưởng của Thủ trưởng cơ quan chuyên môn (Hiệu trưởng, Trưởng Phòng GD, Giám đốc TTGDTX) và tương đương thuộc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân xã.
1. Giấy khen để tặng cho các tập thể, cá nhân, hộ gia đình được xét khen thưởng thường xuyên, đột xuất hoặc khi kết thúc một cuộc vận động, một phong trào thi đua, hoàn thành một công trình hoặc khen thưởng gương người tốt, việc tốt có tác dụng nêu gương trong phạm vi của trường, ngành, địa phương, đơn vị hoặc cơ sở.
2. Tiêu chuẩn để được xét tặng Giấy khen
a) Tập thể phải đạt các tiêu chuẩn sau:
- Hoàn thành tốt nhiệm vụ;
- Nội bộ đoàn kết, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, tổ chức tốt các phong trào thi đua;
- Chăm lo đời sống vật chất, tinh thần trong tập thể, thực hành tiết kiệm;
- Thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách đối với mọi thành viên trong tập thể và người lao động;
- Đối với hộ gia đình phải đạt “Hộ gia đình văn hóa tiêu biểu”.
b) Đối với cá nhân phải đạt các tiêu chuẩn sau:
- Hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, thực hiện tốt nghĩa vụ công dân;
- Có phẩm chất đạo đức tốt, đoàn kết, gương mẫu chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước;
- Thường xuyên học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ;
- Đạt danh hiệu “Lao động tiên tiến” hoặc “Chiến sỹ thi đua cơ sở”.
B. Bằng khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh (Bộ GD&ĐT)
1. Cá nhân, tập thể gương mẫu chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và đạt một trong các tiêu chuẩn sau:
- Đơn vị có 02 năm liên tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền công nhận (tính cả năm đề nghị khen thưởng);
- Cá nhân có 02 năm liên tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, trong thời gian đó có 02 sáng kiến được công nhận và áp dụng có hiệu quả trong phạm vi cấp cơ sở (tính cả năm đề nghị khen thưởng).
2. Số lượng: Không quá 40% so với tỷ lệ tặng Giấy khen (được phép làm tròn lên), trong đó:
- Bằng khen của Ủy ban nhân dân tỉnh:
+ Tập thể: Không quá 20% số đơn vị trong Khối thi đua (trừ đơn vị được bình xét cờ Tỉnh).
+ Cá nhân: Không quá 30% so với tỷ lệ được tặng Giấy khen.
- Bằng khen Bộ Giáo dục và Đào tạo: Không quá 10% so với tỷ lệ được tặng Giấy khen đối với đơn vị thuộc và trực thuộc Sở; không quá 5% so với tỷ lệ được tặng Giấy khen đối với đơn vị thuộc Phòng Giáo dục và Đào tạo.
C. Khen thưởng theo phong trào thi đua; theo đợt, chuyên đề; kỷ niệm ngày thành lập, truyền thống; Đại hội
1. Khen thưởng sơ kết, tổng kết theo đợt thi đua hoặc theo chuyên đề do Chủ tịch Nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo phát động thì các Ban Chỉ đạo hoặc Phòng chuyên môn của Sở căn cứ nội dung, kế hoạch hoạt động, xây dựng các tiêu chí bình xét thi đua và phối hợp với Phòng Tổ chức cán bộ (Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng ngành) thẩm định hồ sơ trình đề nghị Sở Giáo dục và Đào tạo hoặc cấp trên khen thưởng.
2. Khen thưởng nhân kỷ niệm Ngày thành lập hoặc Ngày truyền thống vào những năm chẵn theo quy định của Nhà nước; khen thưởng nhân Đại hội nhiệm kỳ ..., các đơn vị phải báo cáo và được sự đồng ý của Sở Giáo dục và Đào taọ về việc tổ chức lễ kỷ niệm và khen thưởng cho các tập thể, cá nhân nhân dịp Kỷ niệm hoặc Đại hội.
2.1. Tiêu chuẩn đề nghị khen thưởng như sau:
- Đối với cá nhân: Lựa chọn những cá nhân tiêu biểu, xuất sắc trong những cá nhân có thời gian công tác tại đơn vị từ 05 năm trở lên; trong quá trình công tác không vi phạm kỷ luật lao động, không bị xử lý từ hình thức cảnh cáo trở lên; 03 năm liền kề trước thời điểm đề nghị khen thưởng phải liên tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao
- Đối với tập thể: Là những tập thể hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; 03 năm liền kề trước thời điểm đề nghị khen thưởng phải liên tục đạt danh hiệu Tập thể Lao động tiên tiến hoặc được tặng các hình thức khen thưởng khác.
2.2. Số lượng (cả tập thể và cá nhân)
- Bằng khen Ủy ban nhân dân tỉnh (nhân ngày truyền thống hoặc thành lập Ngành): Không quá 10 Bằng khen/đơn vị.
- Bằng khen Bộ Giáo dục và Đào tạo: Không quá 04 Bằng khen/đơn vị
- Giấy khen Sở Giáo dục và Đào tạo (nhân kỷ niệm thành lập trường): Không quá 05 Giấy khen/đơn vị.
2.3. Thời gian báo cáo: Trước thời gian tổ chức kỷ niệm 02 tháng. Riêng đối với Bằng khen Bộ Giáo dục và Đào tạo, thời gian trình cùng với thời gian xét khen thưởng theo năm học.
D. Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp giáo dục”
Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp giáo dục” là hình thức khen thưởng của Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng một lần cho cá nhân trong và ngoài ngành Giáo dục và đạt các tiêu chuẩn sau:
1. Cá nhân trong ngành Giáo dục
- Có thời gian công tác trong ngành Giáo dục đủ 20 năm trở lên, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao;
- Đang công tác tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, các huyện nghèo được áp dụng hưởng chính sách như quy định đối với vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được xét tặng sớm hơn thời gian quy định tại Khoản 1 Điều này là 05 năm.
- Có đủ điều kiện quy định nhưng bị kỷ luật từ hình thức khiển trách đến dưới hình thức kỷ luật buộc thôi việc chỉ được xét tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp giáo dục” sau 02 năm, tính từ thời điểm có quyết định xóa kỷ luật. Thời gian chịu kỷ luật không được tính để xét tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp giáo dục”.
2. Cá nhân ngoài ngành Giáo dục: Đã đảm nhiệm chức vụ lãnh đạo chủ chốt của Đảng, chính quyền, đoàn thể đủ một nhiệm kỳ trở lên, có nhiều đóng góp trong việc chỉ đạo, lãnh đạo, góp phần vào sự phát triển của ngành Giáo dục hoặc có nhiều đóng góp xây dựng, ủng hộ tài chính, hiện vật cho sự phát triển ngành Giáo dục.
3. Thời gian trình: Trước 20/3 hàng năm.
E. Xét tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú
Danh hiệu “Nhà giáo Nhân dân”, “Nhà giáo Ưu tú” để tặng cho các nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đạt tiêu chuẩn quy định tại Nghị định số 27/2015/NĐ-CP ngày 10 tháng 3 năm 2015 của Chính phủ quy định về xét tặng danh hiệu “Nhà giáo Nhân dân”, “Nhà giáo Ưu tú”.
F. Việc đề nghị tặng giải thưởng Huân chương các loại, các hạng; Danh hiệu vinh dự Nhà nước; Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước; Huy hiệu thực hiện theo quy định của Luật Thi đua, Khen thưởng và Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ.
Điều 13. Định mức và kinh phí khen thưởng:
1. Định mức khen thưởng cuối năm:
a) Khen thưởng học sinh được xếp loại Hoàn thành xuất sắc, mức cao nhất 150.000đ/1 học sinh (bao gồm giấy khen và tiền thưởng);
b) Khen thưởng học sinh hoàn thành tốt, mức cao nhất 100.000đ/1 học sinh (bao gồm giấy khen và tiền thưởng);
c) Khen thưởng tập thể lớp có nhiều thành tích xuất sắc trong năm học, mức cao nhất 200.000đ/1 tập thể (bằng tiền mặt);
d) Khen thưởng giáo viên đạt danh hiệu “giáo viên chủ nhiệm giỏi”, “giáo viên dạy giỏi” mức không quá 250.000đ/1 cá nhân (bao gồm giấy khen và tiền mặt);
e) Khen thưởng tập thể tổ hoàn thành tốt nhiệm vụ mức 200.000đ/1 tập thể (bằng tiền mặt);
2. Định mức khen thưởng khác:
a) GV dạy và có HS đạt giải trong các kì giao lưu, TDTT cấp huyện:
Giải Nhất mức khen không quá 250.000đ/01giải, giải Nhì không quá 200.000đ/giải, giải Ba không quá 150.000đ/giải, giải Khuyến khích không quá 100.000đ/ giải cho đối tượng được khen (bằng tiền mặt);
b) GV dạy có HS đạt giải trong các kì giao lưu, TDTT cấp tỉnh:
Giải Nhất mức khen không quá 300.000đ/1giải, giải Nhì không quá 250.000đ/giải, giải Ba không quá 150.000đ/1giải, giải Khuyến khích không quá 120.000đ/1giải cho đối tượng được khen (bằng tiền mặt);
3. Nguồn kinh phí khen thưởng:
a) Đối với khen thưởng học sinh được xếp loại Hoàn thành tốt cuối năm và các tập thể lớp có TT XS khen thưởng vào cuối năm học. Kinh phí khen hưởng trích từ quỹ khuyến học của Ban đại diện cha mẹ học sinh.
GV chủ nhiệm giỏi, GV dạy giỏi cũng thực hiện thưởng vào cuối năm học. Kinh phí khen thưởng từ nguồn ngân sách tiết kiệm được trong năm của nhà trường quy định trong Quy chế chi tiêu nội bộ;
b) Thưởng học sinh đạt giải trong các kì giao lưu, TDTT do các cấp tổ chức, thưởng vào cuối năm học bằng từ nguồn quỹ hỗ trợ của Ban đại diện Cha mẹ học sinh trường.
c) Đối với khen thưởng CB,GV, NV đạt danh hiệu LĐTT, CSTĐ thực hiện kinh phí khen thưởng từ nguồn ngân sách nhà nước tiết kiệm được trong năm;
d) Thưởng GV có thành tích xuất sắc trong các phong trào VH, VN, TDTT và bồi dưỡng HS đi thi và đạt giải ở các cấp bằng nguồn kinh phí tiết kiệm được của trường và kinh phí hỗ trợ từ các tổ chức, cá nhân, hội khuyến học trường…
Chương IV
THỦ TỤC HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ KHEN THƯỞNG
Điều 14. Quy trình xét khen thưởng
Khi kết thúc năm công tác; đợt vận động hay phong trào thi đua; kết thúc nhiệm vụ trọng tâm, đột xuất hoặc nhân dịp kỷ niệm ngày thành lập vào những năm tròn, năm chẵn hay nhân kết thúc nhiệm kỳ Đại hội … đơn vị trường tự xem xét, đánh giá thành tích của các tập thể, cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý để khen thưởng và đề nghị cấp trên xét khen thưởng.
Điều 15. Thẩm quyền quyết định công nhận các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tặng Bằng khen, “Cờ thi đua Tỉnh”, danh hiệu “Tập thể Lao động xuất sắc”, “Chiến sỹ thi đua cấp tỉnh”.
2. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định tặng Bằng khen, Cờ thi đua Bộ.
3. Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”, “Lao động tiên tiến”, “Tập thể lao động tiên tiến” và Giấy khen.
4. Đối với các hình thức khen thưởng cấp Nhà nước thực hiện theo Quy định của Luật Thi đua, Khen thưởng và các Nghị định, Thông tư hướng dẫn.
Điều 16. Hồ sơ, thời gian nộp hồ sơ, thủ tục đề nghị công nhận các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng
a) Thi đua, khen thưởng thường xuyên:
- Tổ chức bình xét thi đua: BGH, nhà trường tổ chức bình xét thi đua cuối năm theo quy định. Cụ thể:
Bình xét thi đua từng tổ (có biên bản, bản kiểm điểm cá nhân);
Bình xét thi đua của trường (biên bản chung);
Trường lưu toàn bộ hồ sơ xét duyệt thi đua: biên bản chung, biên bản bình xét của các tổ, bản kiểm điểm cá nhân, phiếu bình xét CSTĐ các cấp...
- Hồ sơ thi đua: Biên bản họp Hội đồng Thi đua - Khen thưởng (Theo mẫu); Tờ trình (Theo mẫu );
- Danh sách các tập thể, cá nhân đề nghị các danh hiệu Thi đua - Khen thưởng (Theo biểu mẫu quy định).
- Báo cáo tóm tắt kết quả bình xét thi đua của nhà trường thể hiện được các danh mục chính sau: Tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên; số lượng cá nhân đạt các loại danh hiệu có tính tỷ lệ kèm theo. Tự nhận danh hiệu thi đua của nhà trường. Đề nghị công nhận các danh hiệu, khen các loại (Giấy khen, Bằng khen).
- Báo cáo thành tích của tập thể, cá nhân đề nghị công nhận danh hiệu có xác nhận của cấp có thẩm quyền. Báo cáo thành tích đề nghị CSTĐCS, Giấy khen của UBND huyện nộp (02 bản); Giấy khen Sở GD (03 bản); trường hợp đề nghị CSTĐ cấp tỉnh, tập thể LĐXS, Bộ GD&ĐT tặng Bằng khen, Cờ thi đua nộp 05 bản báo cáo thành tích (theo mẫu); Bằng khen Thủ tướng Chính phủ 07 bản.
- Đề tài, sáng kiến kinh nghiệm, giải pháp lao động của cá nhân đề nghị công nhận danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở (02 bản), Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh, toàn quốc nộp 05 bản (có xác nhận của trường, Phòng GD&ĐT).
( Báo cáo thành tích, đề tài SKKN đóng thành từng quyển ngoài có bìa đẹp không trang trí hoa văn, họa tiết cầu kỳ; Biên bản, tờ trình, báo cáo tóm tắt và các biểu đóng riêng một quyển); Riêng báo cáo thành tích đề nghị Giấy khen Sở GD không đóng bìa. Hồ sơ thi đua (báo cáo, đề tài, sáng kiến kinh nghiệm...) được trình bày theo đúng thể thức quy định tại Thông tư 01/2011/TT-BNV ngày 19 tháng 01 năm 2011 như: phông chữ Times New Roman, cỡ chữ 14 (Tập thể, cá nhân nào không thực hiện theo đúng các yêu cầu nói trên Thường trực Thi đua - Khen thưởng không nhận hồ sơ).
b) Khen thưởng chuyên đề và khen thưởng đột xuất:
Đối với khen thưởng như: Khen thưởng chuyên đề, khen thưởng đột xuất, khen thưởng nhân dịp Kỷ niệm thành lập trường, Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp giáo dục”, công tác xét tặng danh hiệu NGND, NGƯT… Các đơn vị thực hiện theo Văn bản hướng dẫn của Phòng Giáo dục và Đào tạo về quy trình, hồ sơ, thủ tục.
c) Thời gian nộp hồ sơ: Thời gian nộp hồ sơ cuối các năm học
Điều 17. Thông báo kết quả khen thưởng và lưu trữ hồ sơ khen thưởng
1. Thông báo kết quả khen thưởng:
- Sau khi nhận được quyết định khen thưởng của cấp có thẩm quyền, trong thời gian 10 ngày kể từ khi nhận được quyết định khen thưởng có trách nhiệm thông báo cho cá nhân, tập thể được khen thưởng biết.
- Các tập thể, cá nhân không đủ tiêu chuẩn khen thưởng, trong thời hạn 10 ngày làm việc, thông báo cho tổ trình khen biết.
2. Lưu trữ hồ sơ khen thưởng
Nhà trường có trách nhiệm lưu trữ hồ sơ khen thưởng của các tổ để thuận tiện cho việc tra cứu hồ sơ, giải quyết đơn, thư khiếu nại hoặc xác nhận khen thưởng khi các đối tượng có yêu cầu. Hết thời hạn quy định, hồ sơ phải được bàn giao cho bộ phận lưu trữ theo quy định của pháp luật.
Chương V.
CÔNG TÁC THÔNG TIN TUYÊN TRUYỀN, TỔ CHỨC CÔNG BỐ, TRAO TẶNG CÁC DANH HIỆU VÀ KHEN THƯỞNG
Điều 18. Công tác thông tin tuyên truyền nhân điển hình tiên tiến phải được quán triệt sâu sắc đến cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh và được tổ chức thực hiện thường xuyên nhằm góp phần thúc đẩy phong trào thi đua phát triển sâu rộng, đều khắp trong nhà trường.
Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tổ chức tuyên truyền, giới thiệu, biểu dương những nhân tố tích cực, những gương người tốt, việc tốt tiêu biểu, những điển hình tiên tiến trong các phong trào thi đua và các trường hợp được khen thưởng cao trong ngành.
Điều 19. Tổ chức công bố và trao thưởng
Việc công bố và trao tặng các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng phải được tổ chức trọng thể, khoa học, có tác dụng động viên, nêu gương, giáo dục, tránh phô trương, hình thức, lãng phí.
Lễ công bố và trao tặng các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng nên lồng ghép với hội nghị sơ kết học kỳ, tổng kết năm học hoặc ngày thành lập của đơn vị hoặc nhân kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hàng năm.
Chương VI.
QUYỀN, NGHĨA VỤ CỦA CÁ NHÂN, TẬP THỂ; HÀNH VI VI PHẠM, XỬ LÝ VI PHẠM; KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VÀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VỀ THI ĐUA, KHEN THƯỞNG
Điều 20. Quyền của tập thể, cá nhân trong thi đua, khen thưởng
1. Được tham gia các phong trào thi đua do nhà nước, cơ quan, tổ chức, đơn vị phát động.
2. Được đề nghị xét tặng danh hiệu, hình thức khen thưởng theo đúng quy định của pháp luật.
3. Có quyền góp ý hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền xét tặng danh hiệu, hình thức khen thưởng cho tập thể, cá nhân có đủ thành tích và tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật.
4. Đề nghị cấp có thẩm quyền không xét tặng danh hiệu, hình thức khen thưởng, thu hồi các danh hiệu, hình thức khen thưởng đã được tặng hoặc khen thưởng không đúng tiêu chuẩn, không đúng thủ tục do pháp luật quy định.
Điều 21. Nghĩa vụ của tập thể, cá nhân trong thi đua, khen thưởng
1. Nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của pháp luật, của cơ quan, tổ chức, đơn vị trong công tác thi đua, khen thưởng.
2. Không góp ý mang tính xúc phạm danh dự, nhân phẩm của tập thể, cá nhân được dự kiến xét tặng danh hiệu, hình thức khen thưởng hoặc đã được tặng danh hiệu, hình thức khen thưởng.
3. Từ chối nhận danh hiệu hoặc hình thức khen thưởng không xứng đáng với thành tích và không đúng tiêu chuẩn, thủ tục do pháp luật quy định.
Điều 22. Hành vi vi phạm và hình thức xử lý vi phạm trong thi đua khen thưởng
1. Hành vi vi phạm:
- Kê khai gian dối, làm giả hồ sơ, xác nhận, đề nghị khai trong thi đua, khen thưởng; Lạm dụng chức vụ, quyền hạn để đề nghị, quyết định khen thưởng trái pháp luật.
- Cố tình che giấu hành vi vi phạm chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước để đề nghị cấp có thẩm quyền khen thưởng;
- Dùng tiền, các lợi ích vật chất hoặc lợi ích khác nhằm mua chuộc người, cơ quan có thẩm quyền khen thưởng để được khen thưởng;
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để can thiệp trái pháp luật vào công tác khen thưởng.
2. Hình thức xử lý đối với tập thể, cá nhân có hành vi vi phạm:
- Bị hủy bỏ quyết định khen thưởng; bị thu hồi hiện vật, tiền thưởng đã nhận;
- Tùy theo tính chất, mức độ của hành vi vi phạm, người vi phạm bị xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật.
Điều 23. Khiếu nại, tố cáo về thi đua, khen thưởng
Các cá nhân, tập thể có quyền khiếu nại, tố cáo khi phát hiện hành vi vi phạm trong công tác thi đua khen thưởng, nhưng khiếu nại, tố cáo phải đúng sự thật, phải có chứng cứ chứng minh hành vi vi phạm và phản ánh đến đúng cá nhân, đơn vị có thẩm quyền giải quyết. Các cá nhân, tập thể nào khiếu nại, tố cáo sai sự thật, gửi đơn thư vượt cấp sẽ bị xử lý nghiêm khắc trước toàn ngành.
Chương VII.
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 24. Hội đồng Thi đua - Khen thưởng nhà trường thực hiện nhiệm vụ quản lý, chỉ đạo về công tác thi đua, khen thưởng đối với các Tổ khối và CB,CN,VC-NLĐ trong nhà trường, đồng thời hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quy chế này.
Điều 25. Các Tổ khối và CB,CN,VC-NLĐ trong nhà trường căn cứ hướng dẫn vận dụng Quy chế này để thực hiện tốt công tác thi đua, khen thưởng của nhà trường.
TM. BCH CÔNG ĐOÀN TM. HĐ THI ĐUA KHEN THƯỞNG
CHỦ TỊCH ( Đã ký)
(Đã ký) CHỦ TỊCH
Lý Thành Chung HIỆU TRƯỞNG
Nguyễn Xuân Khuyến